Tập luyện phục hồi chức năng sau xạ trị ung thư đầu cổ

31/10/2022

Nguyễn Thu Thuỷ

362


Nội dung bài viết
  1. Tại sao cần phải phục hồi chức năng sau xạ trị?
  2. Khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị liệu pháp vật lý trị liệu?
  3. Mục tiêu phục hồi trong/sau khi xạ trị là gì?
  4. Vật lý trị liệu là gì?
  5. Vai trò của nhà vật lý trị liệu
  6. Vật lý trị liệu có thể bao gồm:

Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng để phục hồi chức năng cho bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ. Vật lý trị liệu rất có lợi trong việc giúp khôi phục mô tế bào, sự mềm dẻo của mô, phạm vi chuyển động, sức mạnh, và sự tái kiểm soát tư thế nhằm khôi phục chức năng cho tất cả các vùng bị ảnh hưởng của cơ thể.

Tại sao cần phải phục hồi chức năng sau xạ trị?

Trong quá trình xạ trị, thường có sự chấn thương mô, cũng như sự viêm của các mô. Viêm tại chỗ cuối cùng dẫn đến sự hình thành mô sẹo, có thể gây tổn thương mô, mất tính di động và tính linh hoạt của da trong trường chiếu xạ.

  • Ở vùng đầu và vùng cổ, điều này có thể gây khó khăn cho các cử động cổ, mặt và hàm.
  • Ở hốc miệng, tình trạng xơ hóa sẽ gây trở ngại cho việc há miệng, nói và nuốt.
  • Ở chân và phần dưới, điều này có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong vận động, cũng như những khó khăn về chức năng khi đi bộ, chạy, cân bằng, vv
xạ trị vùng cổ

 

Khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị liệu pháp vật lý trị liệu?

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị vật lý trị liệu là trong giai đoạn đầu của xạ trị. Điều này sẽ giúp làm giảm viêm cục bộ, và càng giảm viêm bằng liệu pháp vật lý thì sự xơ hóa mô sẹo sẽ ít xảy ra hơn.

Bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu nên tìm hiểu và tương tác với chương trình xạ trị của bác sĩ xạ trị và sắp xếp các biện pháp điều trị vật lý phù hợp để bệnh nhân có thể đáp ứng cả hai cuộc hẹn theo cách hiệu quả nhất và kịp thời.

Mục tiêu phục hồi trong/sau khi xạ trị là gì?

Có nhiều mục đích, bao gồm những điều sau đây:

  • Tăng cường chữa lành các mô da và mô dưới da
  • Giảm sự hình thành mô sẹo
  • Giảm thiểu đau, sưng và viêm
  • Cải thiện phạm vi chuyển động
  • Tối đa hóa tính di động chi
  • Tối đa hóa chức năng
  • Tái hồi phục khả năng tập thể dục, sở thích và cuộc sống nghề nghiệp / xã hội

Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu có thể nói là một hoạt động điều trị mà khi bệnh nhân tích cực tham gia vào. Nó hoạt động tốt nhất khi bệnh nhân làm việc cùng với bác sĩ vật lý trị liệu để giúp bệnh nhân phục hồi. Họ sẽ hướng dẫn bệnh nhân những lời khuyên và thông tin về những gì bệnh nhân có thể làm để giúp cho chính mình.

Vai trò của nhà vật lý trị liệu

Vai trò của chuyên viên vật lý trị liệu là đánh giá nhu cầu của bệnh nhân, xác định bất kỳ vấn đề nào có thể được giúp đỡ bởi liệu pháp vật lý và lập kế hoạch điều trị cá nhân cho bệnh nhân.

Bệnh nhân thường sẽ được đánh giá vào một ngày sau khi xạ trị, và sẽ được xem xét theo yêu cầu cho đến khi bệnh nhân rời khỏi bệnh viện, hoặc cho đến khi không cần phải tập vật lý trị liệu nữa.

Vật lý trị liệu có thể bao gồm:

  • Kỹ thuật thở
  • Tư vấn về tư thế
  • Phục hồi chức năng di động nói chung (di chuyển xung quanh)
  • Tập thể dục, vai và hàm

Tập vận động cho các bệnh nhân Xạ trị vùng đầu cổ

Hiện nay, xạ trị dần trở thành một trong ba phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu – cổ. Ngoài những tác dụng to lớn thì xạ trị cũng gây ra những tác dụng không mong muốn. Các bài tập vật lý trị liệu chính là chìa khóa để hạn chế biến chứng, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân. 

Xạ trị có thể làm cho các tổ chức mô mềm vùng đầu cổ bị biến đổi gây nên tình trạng viêm, lâu ngày dẫn đến biến chứng xơ chai vùng đầu cổ và làm mất đi sự chuyển động bình thường của vùng đầu cổ. Trong đó các biến chứng hay gặp sau xạ trị vùng đầu cổ thường gặp là xơ cứng vùng cổ, khít hàm hay hạn chế há miệng và khó nuốt, nuốt khó, nuốt vướng, khô miệng.

Để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng trên xảy ra, ngay trong lúc xạ trị và sau khi xạ trị bệnh nhân phải thường xuyên luyện tập các động tác vận động vùng đầu cổ theo các hướng dẫn sau:

Gập cổ, ngửa cổ, nghiêng đầu 

Động tác gập cổ: giữ trong 5s, từ từ gập cổ xuống

Động tác ngửa cổ: Từ từ ngửa cổ về phía sau, giữ trong 5s

Động tác nghiêng đầu sang trái, phải: Giữ trong 5s

Há miệng. 

Há miệng rộng nhất có thể, giữ trong 5s, lặp lại 5-10 lần

Thè lưỡi, chuyển động lưỡi

Thè lưỡi tối đa, giữ trong 5s. 

Động tác nâng, và hạ đầu lưỡi, thè lưỡi ra ngoài, di chuyển đầu lưỡi tối đã chạm mũi, chạm cằm, sang 2 bên, trái phải giữ trong 5s

Hít sâu, giữ nguyên, tập ho

Hít sâu, giữ nguyên, sau đó bật ho mạnh nhất có thể, lặp lại 5 lần

Tập gốc lưỡi

Đưa lưỡi ra ngoài, đặt giữa răng cửa và môi, cố găng nuốt nước bọt, lặp lại từ 5-10 lần

Bài tập súc họng

Ngửa lên trần nhà, giả vờ như đang súc miệng bằng không khí trong 5s

Bài tập nâng đầu

Nằm ngửa, vai và đầu trên mặt phẳng, giữ nguyên vai, siết chặt cơ vùng cổ, nâng đầu cố gắng chạm cằm vào ngực. Cố gắng lặp lại 5-10 lần.

Bệnh nhân sẽ bắt đầu các bài tập kể từ khi bắt đầu xạ trị. Tập các bài tập mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân hoàn thành được quá trình điều trị cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn về sau này. 

Trên đây là bài viết Tập luyện phục hồi chức năng sau xạ trị ung thư đầu cổ, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết

Chia sẻ

Tin liên quan