Sức khỏe

Sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu?
Sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu?
Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v.... Hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi phải tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch có ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Hệ miễn dịch yếu Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị mắc bệnh và nhiễm trùng trong suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, một số người có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị mắc bệnh và mắc bệnh và nhiễm trùng hơn. Những người mắc ung thư trải qua các bước điều trị như hóa trị, xạ trị...cũng thường có hệ miễn dịch yếu. Các tế bào bạch cầu, kháng thể và các hạch bạch huyết, tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể. Nhiều rối loạn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến một người bị suy giảm miễn dịch. Những rối loạn suy giảm miễn dịch xuất hiện từ khi sinh ra hoặc do các yếu tố môi trường, bao gồm: HIV Một số bệnh ung thư Suy dinh dưỡng Viêm gan siêu vi Một số phương pháp điều trị y tế. Hệ miễn dịch giống như một lớp áo giáp bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác nhân xâm hại   Triệu chứng của hệ miễn dịch yếu Triệu chứng chính của hệ miễn dịch yếu là dễ bị mắc bệnh và nhiễm trùng. Một người có hệ miễn dịch yếu có khả năng bị mắc bệnh và nhiễm trùng thường xuyên hơn những người khác và những bệnh này sẽ nặng hơn hoặc khó điều trị hơn. Những bệnh mà người có hệ miễn dịch yếu thường bị mắc bệnh và nhiễm trùng bao gồm: Viêm phổi Viêm màng não Viêm phế quản Mắc bệnh và nhiễm trùng da. Những bệnh này tái phát với tần suất cao. Các triệu chứng khác của hệ miễn dịch yếu có thể bao gồm: Rối loạn tự miễn dịch Viêm nội tạng Rối loạn hoặc bất thường về máu, chẳng hạn như thiếu máu Các vấn đề về tiêu hóa, như mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và đau quặn bụng Chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phải làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu? Không chỉ có những người có hệ miễn dịch kém mà ngay cả những người đang có sức khỏe tốt nhất cũng nên thực hiện các cách sau để có được một cơ thể khỏe mạnh, chống được mọi loại bệnh tật. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên: Việc giữ cơ thể luôn sạch sẽ có thể ngăn cản sự xâm hại của rất nhiều tác nhân gây hại, đặc biệt là vấn đề rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn đúng cách. Những người đang mắc bệnh thì nên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn và điều trị các vết thương hở, vệ sinh tay sau khi thực hiện các việc như: đi vệ sinh, thay bỉm trẻ em, tiếp xúc với người bệnh, tiếp xúc với động vật,... Hạn chế tiếp xúc với những người đang mang bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý có khả năng truyền nhiễm cao. Thường xuyên làm sạch các vật dụng cá nhân và đồ đạc trong nhà bởi khả năng các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm mốc sinh sôi phát triển trên đồ vật cũng khá nhiều. Tiêm phòng đầy đủ từ nhỏ hoặc tiêm dự phòng vaccine các bệnh lý truyền nhiễm gần nhất. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giữ được một thân thể mạnh khỏe nhất, đồng thời cũng sẽ khiến gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt là các loại thực phẩm xanh giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế tối đa các loại thức ăn mất vệ sinh ngoài đường phố và các loại thực ăn chứa nhiều mỡ động vật và nội tạng. Điều này quyết định tới 60 - 70% sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể. Tránh xa các chất kích thích từ khói bụi, hóa chất độc hại và hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn. Một vài trường hợp những người đang bị mắc các bệnh lý co nguy cơ làm suy giảm hệ miễn dịch thì hãy lập tức tìm đến các cơ sở y tế để điều trị bệnh sớm. Kết hợp với việc bổ sung hàm lượng vitamin giúp thúc đẩy hệ miễn dịch như vitamin A, vitamin E, vitamin D, acid folic và kẽm. Trên đây là bài viết Sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
298
Chăm sóc trẻ thiếu Vitamin D
Chăm sóc trẻ thiếu Vitamin D
Tình trạng thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ nhỏ và bệnh loãng xương ở người lớn do tổ chức hữu cơ của xương không được khoáng hóa. Những nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nghèo canxi sẽ làm tăng dị hóa vitamin D gây còi xương ở trẻ em. Tìm hiểu về vitamin D Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp cho cơ thể phát triển một cách toàn diện. Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt bởi nó thuộc nhóm chất tan trong chất béo và cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được. Trong nhóm vitamin D bao gồm có vitamin D2 và D3, trong đó D3 được biết đến nhiều hơn và có vai trò quan trọng hơn. Vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi có trong máu luôn ổn định. Vitamin D   Nguyên nhân khiến trẻ thiếu vitamin D Một số nguyên nhân cơ bản gây ra việc thiếu vitamin D ở trẻ có thể kể đến như: Do tâm lý của nhiều bậc phụ huynh rằng cơ thể trẻ còn non nớt, cần được bảo vệ, do đó họ luôn cho bé ở trong phòng kín, rất ít khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng. Cho trẻ sinh sống ở khu vực ôn đới, xa xích đạo, thời gian chiếu của ánh sáng mặt trời ít. Trẻ sinh non, cơ thể không được khỏe mạnh như trẻ sinh thường nên quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng kém. Tác dụng của một số loại thuốc hỗ trợ điều trị gan, thận gây cản trở tác dụng hoặc quá trình hấp thụ của vitamin D. Thành phần dinh dưỡng thiếu các chất cung cấp vitamin D cho cơ thể. Cơ thể kém hấp thu vitamin D do gặp các vấn đề về tiêu hóa và không hấp thụ được gluten có trong thực phẩm. Do màu da. Những em bé có da sẫm màu (da đen) thì khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm so với người có da sáng màu. Trẻ em bị béo phì thì lượng mỡ dư thừa trong cơ thể khá lớn, chính vì thế mà vitamin D sẽ bị tắc ở những mô mỡ này và gây ra hiện tượng thiếu vitamin D. Hậu quả của việc thiếu vitamin D ở trẻ Thiếu vitamin D không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người lớn cũng có thể mắc phải, và đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh thường gặp mà chúng ta có thể kể ra sau đây: Trẻ thiếu Vitamin D hay bị còi xương: đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc thiếu vitamin D đối với trẻ em. Loãng xương: thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho lượng canxi trong xương giảm, làm khả năng đàn hồi của xương thấp và dễ dẫn tới gãy xương... Bệnh tim mạch: do thiếu vitamin làm cho người bệnh thường bị tăng huyết áp và hoạt động của tim mạch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Tăng cholesterol. Các bệnh lý khác: Dị ứng; Gây viêm; Trầm cảm. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D Thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện nào? Và có dễ dàng phát hiện hay không là những băn khoăn chung của các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D là một lý do gây ra bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, vì vậy trẻ bị còi xương thì chắc chắn trẻ đang bị thiếu vitamin D một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên không riêng trẻ bị còi xương mà có rất nhiều bé bị béo phì mà vẫn bị thiếu vitamin D. Cơ thể trẻ thiếu Vitamin D hay bị đổ mồ hôi trộm, ngay cả khi trời lạnh thì vẫn bị đổ mồ hôi. Tóc của trẻ không được khỏe, đen mà còn thường xuyên bị rụng tóc và rụng theo hình vành khăn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất ở trẻ. Thóp rộng, chân vòng kiềng. Trẻ thường xuyên biếng ăn, táo bón. Chậm vận động. Khi bị nặng hơn thì có thể xương ngực của trẻ bị dị hình. Trẻ chậm bị mọc răng, chậm bò so với trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ bị không được thoải mái hay khó chịu, quấy khóc, khi ngủ hay bị giật mình. Các phương pháp khắc phục tình trạng thiếu vitamin D Hướng dẫn chế độ ăn đa dạng: Ăn uống da dạng các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm), sử dụng thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng (lòng đỏ trứng), gan, dầu cá…; Lựa chọn các thực phẩm bổ sung vitamin D như sữa, bột dinh dưỡng cho trẻ em, bột mì, bánh qui, margarin, dầu ăn, ngũ cốc… . Ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bánh flan, phomat …. Cần chú ý canxi trong sữa dễ hấp thụ hơn canxi từ các nguồn thực phẩm khác; cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới chứa nhiều canxi. Bữa ăn cần có đủ dầu, mỡ để tăng hấp thu vitamin D. Ngoài ra chế độ ăn cần có đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất (magie, kẽm, tỷ lệ canxi/phốt pho cân đối…). Thúc đấy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: Giáo dục, hướng dẫn về nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ có thai, trước và ngay sau sinh. Tư vấn và hỗ trợ cho bà mẹ cho bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng. Tránh ăn dặm (ăn bột) quá sớm. Bữa ăn của trẻ đầy đủ, cân đối, phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi, đặc biệt lưu ý trẻ sinh non, sinh đôi, suy dinh dưỡng…. Sớm cho trẻ ra ngoài trời ngay từ tháng đầu tiên. Tắm nắng đúng cách. Hướng dẫn cộng đồng tắm nắng đúng cáchTắm nắng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng. Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng (hàng ngày, để lộ chân, tay tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15-20 phút vào trước 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều). Giải thích cho bà mẹ hiểu sự cần thiết của hoạt động ngoài trời để nhận được ánh nắng mặt trời. Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày ngay từ tháng đầu sau đẻ, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều. Dự phòng thiếu vitamin D bằng uống bổ sung vitamin D cho các đối tượng có nguy cơ và điều trị thiếu vitamin D tại cơ sở y tếCán bộ y tế là bác sỹ sẽ chỉ định liều dự phòng thiếu vitamin D cho các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D và điều trị còi xương cho các đối tượng sau khi chẩn đoán xác định bệnh theo liều lượng hướng dẫn dưới đây. Trẻ từ khi sinh đến 18 tháng tuổi có bú mẹ hoặc không bú mẹ nếu uống ít hơn 1000 ml sữa có bổ sung vitmin D/ngày (hoặc khẩu phần vitamin D không đáp ứng 400 đv/ngày), nên uống bổ sung vitamin D 400 đv ngày liên tục. Trẻ 18-60 tháng tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng. Trẻ đẻ non, đẻ nhẹ cân, đẻ sinh đôi, trẻ có làn da thẫm mầu, từ tuần thứ hai sau đẻ: cân nhắc uống bổ sung vitamin D 400-800 đv/ngày liên tục trong 15 tháng đầu. Sau đó tiếp tục phác đồ bình thường. Nếu trẻ không thường xuyên được chăm sóc chu đáo thì nên dùng liều cao cách nhau một thời gian. Từ 6-18 tháng: Cứ mỗi 6 tháng cho uống 1liều 200.000 đv. Trẻ 18-60 tháng dùng liều duy nhất vào đầu mỗi mùa đông trong năm. Trẻ em và vị thành niên không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng
363
Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn
Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn hầu như có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và ngay cả khi được phát hiện ở giai đoạn sau. Bài này xin được cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến u tế bào mầm tại tinh hoàn. U tế bào mầm ở nam giới có thể phát triển tại các bộ phận trên cơ thể Hầu hết ung thư tinh hoàn phát triển trong các tế bào có chức năng sản xuất tinh trùng được gọi là tế bào mầm hay còn gọi là khối u tế bào mầm. Các khối u tế bào mầm ở nam giới có thể phát triển tại một số bộ phận khác của cơ thể: Tinh hoàn, là vị trí phổ biến nhất. Mặt sau của bụng gần cột sống, được gọi là sau màng bụng. Phần trung tâm của ngực giữa phổi, được gọi là trung thất. Phần dưới của cột sống. Một tuyến nhỏ trong não gọi là tuyến tùng (Rất hiếm). Hàng năm ước tính có 9.560 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn, tức là tỷ lệ khoảng 1/250 đàn ông mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 33 tuổi. Ung thư tinh hoàn rất hiếm khi mắc phải trước tuổi dậy thì. Bệnh thường được chẩn đoán ở nam giới trẻ tuổi và trung niên nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với 6% trường hợp được chẩn đoán ở trẻ nam và thanh thiếu niên và 8% trường hợp được chẩn đoán ở nam giới 55 tuổi trở lên. Số trường hợp ung thư tinh hoàn đã tăng lên trong 40 năm qua mà không rõ lý do. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại gần đây. Tỷ lệ tử vong cũng giảm dần từ năm 1990 đến 2014. Ước tính ở Mỹ có khoảng 410 trường hợp tử vong vì căn bệnh này trong năm nay. Những cái chết này là do ung thư di căn từ tinh hoàn sang các bộ phận khác của cơ thể và không thể điều trị hiệu quả bằng hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật hoặc biến chứng do điều trị. Tại nước ta mặc dù chưa có con số thống kê chính xác tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn hàng năm, chỉ biết đây không phải loại bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Chính vì vậy các triệu chứng, các dấu hiệu bệnh sớm cũng dễ bị bỏ qua. Tỷ lệ sống 5 năm cho nam giới bị ung thư tinh hoàn là 95%. Điều này có nghĩa là 95 trong số 100 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống sót cao hơn đối với nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu và thấp hơn đối với nam giới mắc bệnh ung thư giai đoạn sau. Đối với những người đàn ông bị ung thư chưa lan ra ngoài tinh hoàn (Giai đoạn 1), tỷ lệ sống sót là 99%. Khoảng 68% nam giới được chẩn đoán ở giai đoạn này. Đối với những người đàn ông bị ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết ở phía sau bụng, được gọi là các hạch bạch huyết sau phúc mạc, tỷ lệ sống sót là khoảng 96%. Nhưng việc này còn phụ thuộc vào kích thước của các hạch bạch huyết. Đối với những người đàn ông bị ung thư đã di căn ra ngoài tinh hoàn đến các khu vực nằm ngoài các hạch bạch huyết sau phúc mạc, như phổi hoặc các cơ quan khác, tỷ lệ sống sót là 74%. Khoảng 11% ung thư tinh hoàn được chẩn đoán ở giai đoạn này. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn Ung thư tinh hoàn khá hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm   Cần lưu ý là nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn chưa được tìm ra. Tuổi tác. Hơn một nửa số nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, bao gồm cả nam giới ở tuổi thiếu niên và ở độ tuổi 60. Tinh hoàn lạc chỗ. Tinh hoàn lạc chỗ là bệnh mà tinh hoàn không di chuyển, nghĩa là 1 hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi sinh như bình thường. Đàn ông với triệu chứng này có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Nguy cơ này có thể được giảm xuống nếu phẫu thuật để khắc phục tình trạng trước tuổi dậy thì. Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật cho bệnh này trong độ tuổi từ 6 tháng đến 15 tháng để giảm nguy cơ vô sinh. Bởi vì bệnh tinh hoàn lạc chỗ thường bị từ khi còn trẻ, nhiều đàn ông không biết mình mắc bệnh. Lịch sử gia đình. Một người đàn ông có người thân, đặc biệt là anh trai, bị ung thư tinh hoàn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Lịch sử cá nhân. Những người đàn ông bị ung thư ở 1 tinh hoàn có nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại. Ước tính cứ 100 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn thì có 2 người sẽ bị ung thư ở tinh hoàn còn lại. Chủng tộc. Mặc dù nam giới thuộc bất kỳ chủng tộc nào cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn, nhưng nam giới da trắng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn nhiều hơn nam giới ở các chủng tộc khác. Ung thư tinh hoàn hiếm khi gặp ở nam giới da đen. Tuy nhiên, đàn ông da đen bị ung thư tinh hoàn dễ bị chết vì ung thư hơn đàn ông da trắng, đặc biệt nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể khi được chẩn đoán. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đàn ông nhiễm HIV hoặc mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do HIV gây ra có nguy cơ mắc hội chứng cao hơn. Thông thường, một tinh hoàn phình to hoặc một cục nhỏ lồi lên hoặc có vùng cứng là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn. Các triệu chứng khác của ung thư tinh hoàn thường không xuất hiện cho đến khi ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.. Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn nam giới không được chủ quan Sự hình thành khối u ác tính ở tinh hoàn sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ, khi khối u lớn và lan rộng đến các vùng xung quanh, triệu chứng sẽ rõ ràng và đa dạng hơn. Nếu nam giới chủ quan, dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn có thể không được phát hiện, khiến việc điều trị và biến chứng nguy hiểm hơn.  Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên tự kiểm tra, khám sức khỏe tinh hoàn để phát hiện bệnh nhờ các dấu hiệu sớm như: 1. Thay đổi kích thước bất thường Khối u ung thư thường xuất hiện ở một bên tinh hoàn, ban đầu kích thước khối u rất nhỏ nên có thể không gây ra khác biệt giữa hai bên tinh hoàn. Theo thời gian, khối u lớn lên sẽ khiến bên tinh hoàn bị bệnh phát triển hơn so với bên còn lại. Khi dùng tay thăm khám, bạn có thể phát hiện sự khác biệt này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn khi khám thấy rõ một vùng tinh hoàn sưng lên bất thường. 2. Cảm giác đau, khó chịu tại chỗ Người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở vùng bẹn bìu hoặc bụng dưới âm ỉ. Ngoài ra, ở vùng bìu sẽ có cảm giác nặng nề hoặc xệ xuống ở tinh hoàn do có khối u. Bên canh đó, bệnh nhân cũng có thể đau bụng do di căn hạch ổ bụng hoặc do ung thư tinh toàn phát triển trong ổ bụng. 3. Nhiễm trùng Bệnh nhân ung thư tinh hoàn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng mào tinh hoàn. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng tích tụ dịch trong bìu, sưng đau khó chịu. 4. Đau lan tỏa Khi khối u ung thư tinh hoàn kích thước lớn, lan rộng hoặc chèn ép vào dây thần kinh liên quan, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan rộng hơn đến vùng háng hoặc bụng dưới. 5. Triệu chứng toàn thân Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, khi khối u còn phát triển trong phạm vi tinh hoàn thì chỉ gây triệu chứng tại cơ quan này. Khi sang giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như: Khó thở, đau ngực, ho có đờm, ho ra máu. Đau lưng dưới. Ngực mềm hoặc phát triển bất thường do khối u ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone sinh dục nam, làm tăng trưởng mô ngực. Sưng một hoặc hai bên chân do cục máu đông trong tĩnh mạch lớn. Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn nhìn chung khá mờ nhạt, vì thế rất khó phát hiện và điều trị ở giai đoạn hiệu quả nhất này. Các chuyên gia khuyên nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn bằng tay, so sánh kích thước và kiểm tra tình trạng đau. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, nên sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám. Phát hiện ung thư tinh hoàn càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.  Trên đây là bài viết Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
292
Cắt thận bán phần
Cắt thận bán phần
Phẫu thuật cắt thận bán phần đã được áp dụng rộng rãi điều trị các bệnh đường tiết niệu. Phẫu thuật nội soi cắt thận bán phần được chỉ định ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở như: Ít đau, thời gian nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ. Phẫu thuật nội soi cắt bán phần thận là gì? Phẫu thuật nội soi cắt thận bán phần bao gồm cắt một phần nhu mô thận ở cực trên hay cực dưới thận hoặc cắt một phần thận hình chêm ở 1/3 giữa thận được thực hiện đường qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc. Bệnh phẩm được lấy qua vết mổ nhỏ trên thành bụng ở lỗ trocar. Đây là kỹ thuật an toàn, ít xâm hại, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như: quá trình hồi phục nhanh, ít đau và quan trọng nhất là bảo tồn thận, giúp bệnh nhân duy trì một cuộc sống với chất lượng tốt hơn. Có ba kỹ thuật cắt thận bán phần: Cắt hình chêm, cắt hình phẳng, và cắt thận có quy cách. Cắt thận bán phần có quy cách không làm được khi động mạch phân chia trong rốn thận hay có viêm dính. Cắt thận bán phần   Chỉ định Sỏi khu trú ở một cực – làm giãn tổ chức nhu mô thận thành túi thừa Sòi bể thận thận lớn trong thận, bể thận trong xoang hoặc phần lớn trong xoang. Sỏi san hô, sỏi bán san hô mà bể thân trong xoang hoặc phần lớn trong xoang. Chảy máu lớn trong mổ hay sau phẫu thuật, cắt thận bán phần nhu môchảy máu để cầm máu. Ngoài ra, sỏi kèm vói các bệnh khác không phải sỏi thận như: + Lao thận – cắt bỏ hang lao. + Kén – nang thận. + Cắt cầu nối thận móng ngựa. + Chấn thương, vết thương thận khu trú vùng thận. + Ung thư cực thận trên thận đơn độc. Kỹ thuật và một số thay đổi Cắt thận bán phẩn là cắt bò một phần nhu mô và một phần cùa dường bài xuất nưóc tiểu (đài thận) tương ủng VỚI phẩn nhu mô bị cắt bò. Nếu phán dường bài xuất còn nhiều sẽ gây ú dọng nước tiểu, nếu phần nhu mô thận cồn nhiểu sẽ gây hoại tử dẫn tới rò nước tiểu hay tăng huyết áp. Để cắt thận bán phần cần: Hạ thận, bộc lộ thận toàn bộ. Kiểm soát chảy máu bằng cách kẹp cuống thận ngắt quãng (cả cuống thận hoặc riêng động mạch thận, hay nhánh động mạch chi phối cho vùng nhu mô cần cắt bỏ). Sau khi mở thành bụng, vào bộc lộ  quyết định vùng định cắt. Đặt khống chế cuống thận tạm thời, còn gọi là mổ thận trắng • mổ không chảy máu, thời gian khống chế cuống thận tối đa 30 phút. Cũng có thể kéo dài thời gian khống chế cuống thận bằng cách làm lạnh bể mặt thận, hoặc cô lập thận truyền rửa thận bằng dung dịch lạnh còn có thể kéo dài thời gian khống chê’ lâu hơn 30 phút. Có ba phương pháp cát thận bán phán: cắt hình chêm, cắt hình phẳng, và căt thận có quy cách. Trong dó các tác già ưa thích cắt theo hình phẳng hơn vi nhu mô thận độ co kéo, ít hoại tử.Cắt thận có quy cách không làm được khi động mạch phân chia trong rốn thận hay có viêm dính. 1.Cắt vát theo kiểu Cibert Phần nhu mô bỏ đi cắt vát hình chữ V, trong đó đỉnh chữ V quay vế phía rốn thận, tương ứng VỚI phẩn đài thận cắt bỏ. Sau khi cắt bỏ phần nhu mô, khâu cầm máu mặt cắt, kiểm tra hết chảy máu ờ mặt cắt nhu mỏ thận. Khâu niêm mạc bể thận với nhau bằng chỉ cốt gút 3.0. 4.0, khâu hai mặt cắt nhu mô thận, ép chặt vào nhau bàng các mũi chữ u toàn thể, bàng chỉ cát gút 1.0, 2.0. Kéo vỏ xơ thận khâu lại với nhau bằng mũi rời. 2.Cắt ngang theo kiểu Potate – Murphy Sau khi lột vỏ xơ thận vùng nhu mô định cắt, cắt ngang nhu mô thận, khâu cầm máu mặt cắt nhu mô thận. Khâu lại niêm mạc đài bể thận. Khâu lại nhu mô thận, kiểm tra cầm máu. Khâu ép tổ chức cực thận với nhau, khâu lại bao xơ thận. Dẫn lưu bể thận trong những trường hợp có nghi ngờ cầm máu chưa kỹ, có nguy cơ chảy máu thứ phát sau mổ, cùng có thể không dẫn lưu, dây là vấn đề rất tế nhị cần đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. 3.Cắt thận bán phẩn có quy cách Khi cắt thận theo hình phẳng, Lê Ngọc Từ, Nguyên Bửu Tnểu và Vũ Sơn (1995) chủ trương cắt thận bán phần “có qui cách”, tức là cắt phần thận theo vùng tím thiếu máu sau khi đã kẹp nhánh động mạch chi phối cho vùng nhu mô định cắt. Mặc dù phương pháp này có nhiều ưu điềm như: an toàn, hạn chế chảy máu, lấy hết sỏi…, có thể thực hiện được. Nhưng có thể không thực hiện được trong 1/2 số trường hợp trường hợp do viêm dính quanh rốn thận và bể thận hay ĐM thận phân chia trong thận. 4.Cầm máu tạm thời khi cắt thận bán phần Cầm máu tạm thời khi cắt thận bán phần là một vấn đé quan trọng, nhằm mục đích làm cho mất ít máu nhất, cắt được phần thận đúng mong muốn, lấy hết sỏi nhỏ và không ảnh hường nhiều đến chức năng thận. Khống chế động mạch cấp máu cho cực dưới trước khi cắt nhu mô (cắt thận bán phần có quy cách) Khống chế cuống thận: khi cắt thận bán phần phải thường xuyên để phòng chảy máu và phải biết được khả năng chịu dựng thiếu máu của thận trong điêu kiện bình thường. Nhu mô thận có thể chịu đựng được tình trạng thiếu máu trong điều kiện nhiệt độ bình thường dưới 30 phút, nêu tình trạng thiếu máu kéo dài 30 – 60 phút sẽ bắt đầu xuất hiện tổn thương và nếu kéo dài trên 60 phút thì cốc tổn thương sẽ vĩnh viễn không hổi phục (Grasset D. 1980). 5.Diện cắt thận Diện cắt bán phần có thể là diện phẳng hoậc hình nêm.Năm 1957. Murphy và cs dã thực nghiêm trên chó cho thấy cách cắt theo hình nêm hay dẫn đến hoại tử nhu mô thận, dễ dẫn đến chảy máu thứ phát và rò nước tiểu. Các công trình nghiên cứu vể giải phẫu cho thấy thận có những mạch máu tận phân chia theo hình nan hoa, giữa các mạch đó là đường vô mạch ngắn, cắt theo các đường này sẽ ít chảy máu và không gây hoại tử. Thực tế cắt theo diện phẳng thấy là đạt được kết quả tốt, ít có những biến chứng xấu như chảy máu và rò nước tiều. 6.Kỹ thuật cắt thận, cẩm máu diện cắt Nguyên Trình Cơ, Nguyễn Mẻ dếu cho rằng nên cắt bỏ theo giải phẫu, nghĩa là cắt bỏ toàn bộ đài lớn có chứa sỏi, sát tới bể thận vì nêu còn để lại một phần của đài thận thì nước tiểu sẽ ứ đọng như một túi cùng và sẽ tái phát sỏi. Theo Lê Ngọc Từ, Vũ Sơn nếu thắt được nguồn mạch chính vào cấp máu cho cực dưới thì đường cắt nhu mô cũng sẽ cắt qua phần trên cùa đài lớn dưới.Điếu này, hoàn toàn dáp ứng được yêu cẳu của cắt thận bán phần cực dưới dể điểu trị sỏi thận hơn là phải cắt bỏ toàn bộ đài lớn dưới. Do đó, khi tiến hành cắt thận chúng tôi cố gắng lấy hết phần dải thận lớn dưới chứa sỏi, nhằm Iấy hết sỏi và tránh điêu kiện dẫn đến tái phát sỏi. Trong nghiên cứu này. Sau khi cắt thặn lấy bỏ toàn bộ cực dưới bao giờ cũng lộ rõ một phần viên sỏi. Điều này giúp cho việc lấy hết sỏi được thuận lợi, cũng như bơm rửa sạch các đài bể thận. 7.Kỹ thuật lấy sỏi, dẫn lưu thận Sau khi cầm máu xong, tiến hành lấy sỏi, kiểm tra sót sỏi và bơm rửa đài bể thận. Cố gắng lấy sỏi nguyên khối và nhiều sỏi nhỏ kết hợp. Các trường hợp có nhiều sỏi nhỏ rải rác ở khắp các đài thận, gây khó khăn cho việc lấy hết sỏi. Và các trường hợp sót sỏi đều là ở nhóm này đã cắt. Dẫn lưu thận là kỹ thuật nên lựa chọn đối với những trường hợp chảy máu nhiều có nguy cơ chảy máu sau mổ. Kỹ thuật kết hợp này nhằm giúp lưu thông dòng tiểu tốt hơn. tránh ứ đọng dễ gây nhiêm khuẩn và tránh rò nước tiểu. Trong quá trình đóng dài thận, không được dể sót một phần nhỏ nào của đài còn lại mà không được khâu kín để tránh rò nước tiểu. Một việc quan trọng nữa là kiểm tra lấy hết máu cục ở đài bể thận để tránh nhiễm khuẩn gây tái phát sỏi. Cuối cùng khâu ép diện cắt bằng các mũi chữ U. X cẩm máu kỹ bằng chỉ vicryl chậm tiêu. Trên đây là bài viết Cắt thận bán phần, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
312
Rubella bẩm sinh, chuẩn đoán và cách điều trị
Rubella bẩm sinh, chuẩn đoán và cách điều trị
Rubella (tên gọi khác là sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus rubella (virus ARN giống Rubivirus họ Togaviridae) gây nên. Bệnh lây truyền từ người bệnh, người mang virus sang người lành qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang thai nhi. Rubella biểu hiện bằng việc cơ thể sốt, phát ban, nổi hạch. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng cũng có thể gây một số biến chứng như viêm não – màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu... Rubella bẩm sinh là gì? Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh rubella, đặc biệt trong 18 tuần đầu của thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai lưu, sinh non và các tổn thương nặng nề cho thai nhi. Các trường hợp bị Rubella bẩm sinh ở trẻ gồm: Trẻ sinh ra từ mẹ có tiền sử nhiễm rubella khi mang thai và trẻ có xét nghiệm rubella IgM dương tính với rubella; Hội chứng rubella bẩm sinh: Với các dị dạng thai nhi thuộc 2 nhóm: Nhóm A: Đục thủy tinh thể, glaucoma bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thính giác, bệnh võng mạc sắc tố; Nhóm B: Ban tím, gan lách to, vàng da, não nhỏ, chậm phát triển, viêm não màng não, bệnh xương trong (hình ảnh X-quang). Khi bà mẹ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì rất dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu   Chẩn đoán Rubella bẩm sinh Kiểm tra huyết thanh mẹ Phát hiện vi rút ở người mẹ thông qua nuôi cấy và/hoặc phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) của nước ối, mũi, họng (ưu tiên), nước tiểu, dịch não tủy (CSF) hoặc mẫu máu Xét nghiệm kháng thể trẻ sơ sinh (được đo theo chu kỳ) và phát hiện virus bằng xét nghiệm như ở mẹ Phụ nữ mang thai nên được định lượng IgG rubella trong huyết thanh trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Xét nghiệm huyết thanh được lặp lại ở những phụ nữ có triệu chứng hoặc dấu hiệu của nhiễm rubella; chẩn đoán được thực hiện bằng xét nghiệm huyết thanh dương tính đối với kháng thể IgM, IgG đặc hiệu, hoặc tăng ≥ gấp 4 lần giữa các lần xét nghiệm cấp tính và giai đoạn hồi phục. Virus có thể được nuôi cấy từ dịch mũi họng nhưng là một xét nghiệm rất khó. Virus có thể được nuôi cấy từ dịch mũi họng nhưng là một xét nghiệm rất khó. phản ứng PCR có thể được sử dụng để xác định các kết quả nuôi cấy hoặc phát hiện RNA virut trực tiếp trong mẫu bệnh phẩm cũng như cho phép xác định kiểu gen và theo dõi dịch tễ học các bệnh nhiễm rubella hoang dại. Trẻ sơ sinh nghi ngờ có hội chứng rubella bẩm sinh nên được xét nghiệm kháng thể và lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện virut. Sự tồn tại của IgG đặc hiệu Rubella ở trẻ sơ sinh sau 6 đến 12 tháng cho thấy nhiễm trùng bẩm sinh. Xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu Rubella dương tính cũng chứng tỏ nhiễm rubella, tuy nhiên có thể có tình trạng dương tính giả. Các mẫu bệnh phẩm từ mũi họng, nước tiểu, CSF, lớp đệm và kết mạc của trẻ sơ sinh nhiễm rubella bẩm sinh thường có chứa virus; bệnh phẩm từ dịch mũi họng thường chứa nhiều virus và có tính nhạy cảm tốt nhất đối với việc nuôi cấy, và phòng thí nghiệm cần được thông báo rằng mẫu bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm rubella. Ở một vài trung tâm, có thể chẩn đoán trước khi sinh bằng xét nghiệm virus trong nước ối, phát hiện IgM đặc hiệu Rubella trong máu thai nhi, hoặc áp dụng kỹ thuật RT-PCR trong mẫu máu thai nhi hoặc qua sinh thiết gai rau. Các xét nghiệm khác bao gồm công thức máu, dịch não tủy, chụp X-quang xương tìm dấu hiệu xương tăng sáng. Khám mắt và đánh giá các tổn thương tim mạch là cần thiết. Điều trị rubella bẩm sinh thế nào? Không thể tiêm chủng vắc xin phòng bệnh rubella ở phụ nữ đang có thai. Vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai thì việc chẩn đoán nhiễm rubella ở thai phụ giữ vai trò rất quan trọng. Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai bị mắc rubella: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Tư vấn đình chỉ thai nghén khi đã có chẩn đoán xác định. Ở giai đoạn 13 - 18 tuần của thai kỳ: nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là rất cao. Cần kết hợp chọc ối để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Nếu thấy rubella trong nước ối thì tư vấn đình chỉ thai; ngược lại, trường hợp âm tính thì tiếp tục theo dõi. Ở giai đoạn sau 18 tuần của thai kỳ: Nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là tương đối thấp, nhưng vẫn cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần được điều trị triệu chứng như: Giảm đau, hạ nhiệt; Giữ ấm, tránh gió lạnh trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng; Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin; Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra. Phụ nữ có thai bị Rubella có nguy hiểm không? Phụ nữ mang thai mắc rubella rất nguy hiểm. Điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ: 3 tháng đầu: 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não; Hơn 3 tháng sau: Nếu thai được 13-16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17-20 tuần thì tỷ lệ này là 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó là 0%. Đặc biệt, phụ nữ nhiễm rubella trong 18 tuần đầu của thai kỳ cũng rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc sinh non. Nếu tiếp tục kéo dài được thai kỳ thì trẻ cũng khó phát triển khỏe mạnh, thường nhẹ cân, chậm lớn, dễ bị đau ốm bệnh tật và trí tuệ kém. Chính vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ cần đến các cơ sở y tế tin cậy hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Phòng bệnh rubella bẩm sinh thế nào? Hai biện pháp chính của phòng bệnh rubella là cách ly và tiêm phòng vắc-xin. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (15-40) nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi còn nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này, giúp phòng bệnh Rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi. Trên đây là bài viết Rubella bẩm sinh, chuẩn đoán và cách điều trị, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
287
Nhiễm trùng sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm chỉ các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng xảy ra trong thời kỳ sơ sinh, với mầm bệnh mắc phải trước, trong hoặc sau sinh. Nhiễm trùng sơ sinh sớm là bệnh cảnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng 3 ngày đầu sau sinh (≤ 72h). Đây là bệnh lý gây tử vong cao (sau bệnh suy hô hấp cấp sơ sinh). Tỷ lệ mắc 6/1000 trẻ sinh sống ( Mỹ), các nước đang phát triển cao gấp 3-4 lần. Nhiễm trùng sơ sinh là gì? Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng trên trẻ lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch (là cơ quan phòng vệ của cơ thể) chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non.Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ (nặng hay nhẹ, cơ quan nào bị tổn thương). Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường phải nhập viện, điều trị với thuốc kháng sinh, có thể truyền dịch, thở oxy... Có thể điều trị nhiễm trùng sơ sinh bằng thuốc kháng sinh   Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh. Đa số nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống bình thường trong đường sinh dục của mẹ khi đi qua trong lúc sinh; Sau đó vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của bé. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus. Một số loại virus như Herpes hay thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Virus có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh khi trẻ còn trong bụng người mẹ bị nhiễm virus này, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh. Triệu chứng của nhiễm trùng sơ sinh: Triệu chứng bệnh tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Trẻ thường có một giai đoạn ngắn quấy khóc hoặc biếng bú. Tuy nhiên, nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng nếu những triệu chứng này tiếp diễn hoặc trẻ có những triệu chứng sau: - Thay đổi hành vi: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc trẻ quấy khóc nhiều... - Thở nhanh (trên 60 lần/phút) hoặc có rối loạn nhịp thở (thở không đều, có lúc ngưng thở ...) - Da môi nhợt nhạt hoặc tím quanh môi. - Sốt hoặc hạ thân nhiệt. - Sưng mắt hoặc mắt chảy ghèn vàng. - Bú kém. - Nôn mửa hoặc ỉa chảy... Khi có một trong những triệu chứng trên hoặc bạn thấy bé có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đi khám. Ngoài việc hỏi triệu chứng, khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho con bạn làm thêm: - Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. - Chụp Xquang, siêu âm. - Chọc dò tủy sống (dùng kim để lấy dịch tủy sống ở vùng thắt lưng) Nhiễm trùng sơ sinh được điều trị như thế nào? Điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ. Đa số nhiễm trùng sơ sinh cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu nhiễm trùng của trẻ không quá nặng, trẻ sẽ được nằm chung với mẹ, và chích thuốc hằng ngày. Nếu trẻ không bú được hoặc bú kém, hoặc cần phải thở oxy, trẻ sẽ được điều trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt (thở oxy, truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ăn,...). Thời gian điều trị cũng tùy theo tình trạng bệnh của trẻ và đáp ứng với điều trị. Bác sĩ điều trị sẽ là người giải thích cho bạn về việc này, về cách chăm sóc trẻ khi xuất viện, và hẹn trẻ đến tái khám. Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh Để phòng tránh nhiễm trùng sau sinh hiệu quả, cần thực hiện tốt: Phòng ngừa trước khi sinh Bà mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh Rubella trong độ tuổi chưa sinh nhiễm Rubella Tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan để tránh lây vi rút cho bé qua đường máu Trong quá trình mang thai, mẹ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như giang mai, viêm gan B,... để có hướng giải quyết sớm mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mẹ bị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng niệu dục, nhiễm trùng toàn thân thì phải điều trị tận gốc, tránh lây cho trẻ sau này. Bảo đảm cho mẹ một chế độ an toàn dinh dưỡng khi mang thai nhằm tăng sức đề kháng cho mẹ và bé, phòng suy dinh dưỡng ở mẹ, phòng tránh việc sinh non vì trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ở đối tượng này chiếm khoảng 12%. Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh thân thể tốt, tránh để bị trầy xước, viêm nhiễm. Đồng thời cần xử lý những trường hợp vỡ ối sớm, tránh để chuyển dạ kéo dài. Phòng ngừa trong lúc sinh Các bác sĩ cần đảm bảo vô khuẩn trong ca sinh, các dụng cụ y tế khi sử dụng phải đảm bảo, tránh nhiễm trùng. Tránh các biến chứng sản khoa như sinh ngạt, tổn thương trong lúc sinh. Với những thai phụ sinh khó, quá trình chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm, bác sĩ không nên thăm khám âm đạo nhiều lần. Phòng ngừa sau sinh Biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ là mẹ nên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, dụng cụ tắm gội cho bé, giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng để vi trùng không có điều kiện sinh sôi. Thường xuyên vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sạch sẽ. Điều quan trọng nhất là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ có chứa các kháng thể lgA có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm trùng và những bệnh nguy hiểm khác. Nhiễm trùng sau sinh là căn bệnh gây tử vong cao ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, các bậc cha mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Trên đây là bài viết Nhiễm trùng sơ sinh, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
292
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì
Rối loạn chuyển hóa là một trong những căn bệnh gây tử vong rất cao ở trẻ sơ sinh, nó gây nhiều chứng nguy hiểm. Do vậy để hạn chế tối đa những nguy hiểm của bệnh lý này, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là gì, các biểu hiện khi trẻ sơ sinh mắc bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Thế nào là rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, do trẻ bị thiếu hụt các enzym, receptor, protein vận chuyển hoặc các yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit béo và axit hữu cơ, làm thay đổi các chu trình tổng hợp hoặc thoái hóa của các chất trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm bất thường gây ngộ độc cho tế bào và làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể trẻ. Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh gồm 3 nhóm chính: Rối loạn chuyển hóa chất đường. Rối loạn chuyển hóa đạm (axit amin). Rối loạn chuyển hóa chất béo (axit béo). Đây là một bệnh lý gây nhiều nguy hiểm cho trẻ, nó có thể tước đoạt sinh mạng của trẻ bất cứ lúc nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra. Do vậy việc phát hiện sớm bệnh rối loạn chuyển hóa này có ý nghĩa rất quan trọng. Khi nghi ngờ con mình mắc bệnh lý này cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bị rối loạn chuyển hóa có tỉ lệ tử vong cao   Các dạng rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh Có 3 dạng rối loạn chuyển hóa chính mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải dựa theo ảnh hưởng của chu trình chuyển hóa chất, cụ thể: Rối loạn chuyển hóa đường. Rối loạn chuyển hóa chất béo. Rối loạn chuyển hóa acid amin (hay đạm). Bất cứ rối loạn chuyển hóa nào mà trẻ sơ sinh gặp phải cũng vô cùng nguy hiểm, nhất là khi trẻ vừa sinh ra sức khỏe nói chung và các cơ quan đều chưa ở trạng thái ổn định. Vì thế, phát hiện rối loạn càng sớm và can thiệp thì càng bảo toàn được chức năng các cơ quan, giúp trẻ giữ được tính mạng. Điều trị muộn không những nguy hiểm đến tính mạng trẻ mà trẻ được cứu sống cũng bị tổn thương, ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển sau này. Nguyên nhân gây nên rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh Protein, lipit và carbonhydrate là 3 thành phần chính có trong khẩu phần ăn của mỗi người. Khi vào trong cơ thể chúng sẽ được chuyển hóa tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể tồn tại và phát triển. Thế nhưng, để chuyển hóa tạo thành năng lượng thì cần sự có mặt của nhiều loại enzyme, hormone, receptor, protein vận chuyển và các yếu tố đồng vận khác (cofactor), các thành phần này sẽ được tổng hợp dưới sự kiểm soát của các gen tương ứng và cũng là yếu tố di truyền của riêng mỗi cơ thể. Vì một nguyên nhân nào đó các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa các chất này bị đột biến thì enzyme tương ứng sẽ không được tổng hợp dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa, hậu quả là một số chất của cơ thể bị thiếu hụt do không được chuyển hóa trong khi 1 số chất khác lại quá dư thừa, gây nên tình trạng ứ đọng trong cơ thể và gây hại cho trẻ. Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào? Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện khá sớm, thường từ sau khi sinh một vài ngày đến dưới 12 tháng tuổi. Các trường hợp biểu hiện muộn thường do thiếu hụt chất không quá quan trọng hoặc cơ thể vẫn có khả năng ứng phó với sự thiếu hụt đó trong thời gian ngắn. Về triệu chứng bệnh, trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau tùy vào dạng rối loạn chuyển hóa cũng như thể bệnh nặng hay nhẹ. Điều nguy hiểm là các triệu chứng rối loạn chuyển hóa này diễn biến rất nhanh, tỉ lệ tử vong cao trên 50% chủ yếu chỉ vài ngày sau khi sinh. Cả bé trai lẫn bé gái đều có thể mắc bệnh, triệu chứng phong phú nhưng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác. Vì thế không ít trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng gia đình và bác sĩ nhận biết bệnh không chính xác, gây biến chứng và tử vong. Do rối loạn chuyển hóa liên quan đến khả năng tiếp nhận chuyển hóa dinh dưỡng nên biểu hiện bệnh chỉ xảy ra khi chỉ tiếp nhận chất dinh dưỡng liên quan từ bên ngoài. Các biểu hiện bệnh phổ biến gồm: Tình trạng tinh thần lờ đờ, mệt mỏi. Bỏ bú, nôn ói. Bụng phình to kèm với dấu hiệu ngưng thở hoặc thở nhanh. Nước tiểu và mồ hôi có mùi hôi cùng màu sắc bất thường. Trẻ hôn mê hoặc co giật. Nếu rối loạn chuyển hóa này liên quan đến các dạng chất ít gặp hoặc hàm lượng thấp trong thực phẩm thì triệu chứng có thể không diễn biến ở giai đoạn sơ sinh. Diễn biến bệnh có thể từ từ không nhận biết được, nhưng đặc điểm quan trọng nhất là triệu chứng rối loạn chuyển hóa thể hiện rõ nhất là dùng 1 loại thực phẩm, thuốc men chứa nhóm chất nhất định. Trong rối loạn chuyển hóa nặng, dù phát hiện và ngưng nạp dinh dưỡng trực tiếp thì trẻ vẫn có thể tử vong do chuyển hóa rối loạn, cơ thể tích tụ độc chất gây hại cho tế bào. Một trong những lí do khiến rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh gây tỉ lệ tử vong cao là cha mẹ không nhiều người biết đến căn bệnh này, nhận biết và chẩn đoán bệnh khó khăn. Lưu ý giúp phát hiện sớm bệnh ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu các thông tin về bệnh lý này sẽ giúp cha mẹ phản ứng nhanh hơn và tốt hơn nếu trẻ sinh ra có các dấu hiệu nghi ngờ. Cần đặc biệt cẩn thận ở những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh như: Thai phụ có con tử vong nhiều lần sau khi sinh hoặc đã được chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Cha, mẹ hoặc anh em trong gia đình có triệu chứng tương tự và tử vong không rõ lý do hoặc từng được chẩn đoán bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Rối loạn bất thường khi sàng lọc sức khỏe cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh sẽ được cải thiện ở mức dưới 14%. Bên cạnh đó cũng giúp trẻ tránh được các di chứng về tâm thần và sức khỏe do biến chứng rối loạn chuyển hóa gây ra. Xử lý cấp cứu các vấn đề ngộ độc, sốc cho trẻ cần thực hiện đầu tiên khi phát hiện rối loạn chuyển hóa. Khi xác định được rối loạn liên quan, cần tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhóm chất không thể chuyển hóa. Với nhóm chất không nạp được vào cơ thể qua đường thực phẩm, có thể nạp bằng dạng bổ sung đặc biệt. Trên đây là bài viết Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
303
Những điều cần biết về que cấy tránh thai implanon
Những điều cần biết về que cấy tránh thai implanon
Với ưu điểm chỉ cần 1 que cấy là có thể ngừa thai được trong vòng 3 năm, Implanon hiện đang là dòng que cấy tránh thai được nhiều người ưa chuộng. Que cấy tránh thai Implanon có tác dụng gì? Que cấy tránh thai là những ống bằng chất dẻo có chứa thuốc tránh thai. Được cấy dưới da tay không thuận của phụ nữ. Trong que cấy này sử dụng nội tiết tố etonogestrel hoặc levonorgestrel. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Đây được xem là phương pháp tránh thai hiện đại và có độ an toàn gần tuyệt đối. Khi cấy que ngừa thai, Bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của bạn (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn sẽ cảm nhận que cấy giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ thì Bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng. que cấy thai   Que cấy tránh thai có tác dụng trong bao lâu? Implanon: 1 que, tác dụng 3 năm được sử dụng rất nhiều nhờ kĩ thuật cấy đơn giản, hiệu quả tránh thai tốt. Que cấy tránh thai Implanon là một trong những biện pháp tránh thai dài hạn rất được ưa chuộng hiện nay và được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi tính tiện lợi, hiệu quả tránh thai và thời gian tránh thai được lâu. Que cấy tránh thai được làm bằng chất dẻo, nhỏ như que diêm, được cấy dưới da ở mặt trong cánh tay. Progestin trong que cấy được giải phóng vào cơ thể, tác dụng làm đặc chất nhầy cổ tử cung và ngừa rụng trứng. Cần lưu ý là biện pháp này không phòng được HIV / AIDS và các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. Các loại que tránh thai được ưa dùng trên thị trường Norplant : 6 que, tác dụng trong 5-7 năm Jadelle, Sinoplant : 2 que, tác dụng trong 5 năm Implanon : 1 que, tác dụng trong 3 năm. Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ hiện đang sử dụng que cấy Implanon. Tác dụng phụ của que cấy tránh thai Tác dụng phụ thường gặp nhất của que tránh thai là gây ra một số xáo trộn nhẹ về chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ hành kinh thưa hơn và giảm dần lượng máu kinh. Có khoảng 30% phụ nữ sau cấy que gặp hiện tượng vô kinh. Các hiện tượng như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường, đau đầu, căng tức ngực rất hiếm gặp.Nên đến khám tại các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện cấy que tránh thai để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng. Chống chỉ định dùng que tránh thai cho ai? Que cấy có chứa nội tiết nên phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết không được sử dụng. Ngoài ra, những phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch cũng không được sử dụng.Trong trường hợp bị ung thư vú, có tiền sử chảy máu âm đạo bất thường hay rối loạn chức năng gan thì nên gặp để được bác sĩ tư vấn. Từ đó lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất. Que cấy tránh thai bắt đầu có tác dụng khi nào? Nếu được cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt (ngày một là ngày bắt đầu hành kinh), que cấy tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức.Nếu que được cấy vào một thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt, tác dụng tránh thai sẽ không đảm bảo cho đến 7 ngày tiếp theo. Vì vậy, trong thời gian này phải dùng một biện pháp tránh thai khác để tránh mang thai ngoài ý muốn.Trước khi cấy que tránh thai, nữ giới phải đi khám Sản khoa để đảm bảo chắc chắn bản thân không có thai. Thời gian tránh thai của que tránh thai Que cấy tránh thai implanon có tác dụng dài hạn từ 3 năm sau một lần cấy duy nhất Có thể có thai trở lại sau khi lấy que tránh thai ra không? Que cấy thai là một dụng cụ dễ dàng tháo lắp. Nếu có ý định có con, hãy đến gặp bác sĩ để được tháo que tránh thai an toàn. Sau khi tháo que cấy tránh thai ra, hầu hết người dùng đều có lại kinh nguyệt bình thường và có khả năng mang thai trong vòng 1 tháng sau đó. Quy trình cấy que tránh thai Trước khi cấy que: Trước khi tiến hành cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ đánh giá về tính ổn định của que cấy tránh thai (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm) và thảo luận các vấn đề sức khỏe. Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ thuốc gây tê dưới da ở phía trong cánh tay không thuận của bạn.Sau khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở vùng dưới da cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Sau khi thực hiện cấy xong sẽ được quấn băng tại chỗ cấy trong 24 giờ. Việc cấy que tránh thai thường diễn ra trong vòng vài phút. Sau khi cấy: người bệnh sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi cấy que và các trường hợp phải tới gặp bác sĩ. Quy trình tháo que tránh thai Tháo que cấy tránh thai: Trước hết, bác sĩ sẽ tiêm một mũi gây tê vào ngay bên dưới phần cuối của que cấy tránh thai. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở trên da và phần cuối của que cấy sẽ được đẩy qua vết rạch nhỏ này. Sau đó vùng phẫu thuật sẽ được băng lại ngay sau đó. Thông thường, việc tháo que cấy tránh thai mất khoảng vài phút. Trên đây là bài viết Những điều cần biết về que cấy tránh thai implanon, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
321
Sau khi rút que cấy tránh thai Implanon thì bao lâu có thể mang thai trở lại?
Sau khi rút que cấy tránh thai Implanon thì bao lâu có thể mang thai trở lại?
Phụ nữ có thể lấy que cấy bất cứ khi nào nếu muốn. Sau khi rút que ra, hiện tượng rụng trứng sẽ nhanh chóng phục hồi và khả năng sinh sản trở lại bình thường. Que cấy tránh thai Implanon là gì? Cấy que tránh thai là biện pháp giúp ngăn ngừa khả năng thụ thai bằng cách cấy 1 que nhỏ có chứa nội tiết tố tránh thai loại progestogen vào vùng cánh tay, hàng ngày que đó sẽ tiết một lượng nội tiết nhất định rất nhỏ đủ để tránh thai. Đây là một trong những biện pháp tránh thai lâu dài, được đánh giá mang lại hiệu quả cao - có tác dụng tránh thai lên tới 99,9 %. Đặc biệt trong quá trình sử dụng que cấy tránh thai, phụ nữ không cần phải sử dụng thêm thuốc tránh thai nào. Sau khi rút que cấy tránh thai, khả năng mang thai được phục hồi nhanh chóng. Que cấy tránh thai Implanon   Que cấy tránh thai thích hợp với ai? Que cấy tránh thai Implanon phù hợp nhất với phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ, chưa có con hoặc đã từng có con, cần có một phương pháp tránh thai mang đến hiệu quả cao trong thời gian dài thay vì dùng thuốc hay những biện pháp khác và có khả năng hồi phục nhanh sau khi ngừng sử dụng. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, nữ giới phải thực hiện kiểm tra sức khỏe sinh sản, tình trạng thể chất của bản thân tại những bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Đặc biệt, phương pháp này chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, mắc các bệnh liên quan đến nội tiết, ung thư vú hoặc những bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, bệnh về gan.. Quy trình cấy que tránh thai Implanon Các bước cấy que tránh thai vào bên dưới cánh tay phụ nữ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, rất nhanh chóng và không quá phức tạp: Bước 1 Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin toàn diện, cụ thể và tư vấn kỹ lưỡng về việc cấy que cũng như những vấn đề khác cần lưu ý. Bước 2 Phụ nữ sẽ được các bác sĩ tiến hành kiểm tra điều kiện cần và đủ để đảm bảo không nằm trong diện chống chỉ định cấy que Implanon và đảm bảo an toàn sức khỏe trước, trong và sau khi thực hiện cấy que. Bước 3 Que sẽ được cấy vào da bên dưới mặt trong cánh tay, thường là tay không thuận của phụ nữ, việc cấy que sẽ diễn ra trong vòng vài phút. Quá trình này không để lại sẹo trên vùng da cấy que mà chỉ để lại một vết kim nhỏ rất nhanh biến mất. Bao lâu sẽ mang thai trở lại sau khi tháo que cấy? Khi muốn có thai trở lại, phụ nữ có thể đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tháo que ra bất cứ khi nào, thời gian tháo que chỉ mất từ 5 - 15 phút. Việc lấy que cấy ra không để lại tác dụng phụ hoặc bất kể vấn đề nào đáng lo ngại. Sự phục hồi sau khi rút que cấy tránh thai Implanon vô cùng nhanh chóng, cơ chế sinh sản của phụ nữ sẽ được phục hồi hoàn toàn, không gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như sự an toàn của bé trong thai kỳ. 1 tuần sau khi que cấy tránh thai được tháo ra nồng độ thuốc trong cơ thể sẽ biến mất và khả năng sinh sản sẽ được khôi phục hoàn toàn trong vòng 3 tuần. Phụ nữ có khả năng mang thai trở lại trong thời gian sớm nhất 1 tuần kể từ sau khi tháo que cấy. Trên đây là bài viết Sau khi rút que cấy tránh thai Implanon thì bao lâu có thể mang thai trở lại, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
318
Phương pháp tán sỏi thận - tiết niệu
Phương pháp tán sỏi thận - tiết niệu
Sỏi thận - tiết niệu là bệnh lý thường gặp và có xu hướng gia tăng ở cả nam và nữ. Hiện nay, có nhiều phương pháp hiện đại, ít xâm lấn được áp dụng trong điều trị sỏi thận, tiết niệu. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và đối tượng áp dụng cũng sẽ khác nhau. Sỏi thận là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý về tiết niệu   Phương pháp ít xâm lấn 1. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể Tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật sử dụng sóng xung động hoặc laser tác động từ bên ngoài cơ thể tại vùng có sỏi. Sóng xuyên qua bề mặt cơ thể, truyền trong môi trường nước, hội tụ tại viên sỏi, sỏi sẽ bị vỡ nhỏ. Sỏi được đẩy ra ngoài cơ thể nhờ các thuốc điều trị sỏi. Ưu điểm: Tán sỏi ngoài cơ thể ưu tiên áp dụng cho sỏi thận < 2cm, niệu quản 1/3 trên, sau đó đến sỏi niệu quản 1/3 dưới. Kết quả tán sỏi trung bình là 81% (50 - 99%). Nhược điểm: Tuy nhiên, tán sỏi ngoài cơ thể cũng có những nhược điểm nhất định như: Không hiệu quả tán sỏi đối với sỏi rắn (sỏi oxalat canxi 1 phân tử nước), sỏi cystin. Đối với sỏi lớn hơn 2 cm, hiệu quả kém, nhiều trường hợp phải tán lại 2 -3 lần. Tỷ lệ tán sỏi lại khoảng 27% (7,1% - 50%). Khi phải tán lại 2 hoặc nhiều lần là một bất tiện cho bệnh nhân về kinh phí, thời gian và sức khỏe. Mảnh sỏi không đi hết, còn tồn lại tích tụ canxi làm sỏi tái phát to lên và khó di chuyển. 2. Tán sỏi qua nội soi niệu quản (ureteroscopy) Tán sỏi qua nội soi niệu quản là kỹ thuật sử dụng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Sau đó sử dụng năng lượng khí nén hoặc laser để phá vụn viên sỏi và bơm rửa và gắp để lấy hết sỏi ra ngoài. Bao gồm hai Phương pháp: Nội soi niệu quản sử dụng ống soi cứng hay bán cứng: Phương pháp này ưu tiên áp dụng cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1/3 giữa. Nội soi niệu quản sử dụng ống soi mềm: Tán được sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi trong thận. Ưu điểm: Tán được mọi loại sỏi có kích thước < 20mm, bao gồm sỏi san hô. Phương pháp đơn giản, bệnh nhân có thể ra viện sau khoảng 12 - 24 giờ theo dõi. Nhược điểm: Không áp dụng với những bệnh nhân hẹp niệu đạo hoặc đường niệu đang trong giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn. Nguy cơ xảy ra biến chứng: thủng niệu quản (do đốt laser nhầm vị trí hoặc bị lan), không đặt được ống nội soi để tiếp cận được vị trí có sỏi... Chi phí tán sỏi cao. 3. Nội soi lấy sỏi (laparoscopy) Đây là phương pháp dùng nội soi qua phúc mạc hay sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản hay thận. Khi mới triển khai các phẫu thuật viên ưu tiên đi trong phúc mạc, nhưng gần đây chỉ phẫu thuật theo đường sau phúc mạc để tránh phải đi vào trong ổ bụng. Chỉ áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn trên và sỏi bể thận. Tuy nhiên với sự phát triển của nội soi niệu quản tán sỏi bằng laser với ống soi bán cứng hoặc ống soi mềm, chỉ định của Phương pháp này ngày càng thu hẹp. 4. Tán sỏi qua da Tán sỏi qua da là kỹ thuật tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10 mm, đường hầm này chạy từ ngoài da đi vào trong thận hoặc vị trí có sỏi. Sau đó sử dụng laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ, vụn sỏi ra ngoài. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp sỏi bể và đài thận, ít khi áp dụng sỏi ở niệu quản gần sát với bể thận. Phương pháp này ưu tiên cho trường hợp sỏi phức tạp, có kết hợp với dị dạng đường niệu như hẹp cổ đài hay hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Ưu điểm: Có thể lấy toàn bộ viên sỏi sau một lần can thiệp, phương pháp áp dụng được cả với những sỏi to. Nhược điểm: Đường hầm để cho ống nội soi xuyên vào vị trí sỏi có thể bị nhiễm trùng sau mổ hoặc quá trình tán kéo dài, có thể gây mất máu. Sau phẫu thuật có để lại sẹo. Phương pháp này tốn chi phí khá cao, sau phẫu thuật phải nằm lại viện khoảng 3-5 ngày. Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng Phương pháp này sử dụng ống nội soi đưa lên từ niệu đạo, vào bàng quang rồi đến vị trí có sỏi. Sau đó, năng lượng laser được sử dụng để tán sỏi thành nhiều mảnh vụn rồi đưa chúng ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp. Đối tượng chỉ định Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng được chỉ định trong các trường hợp sỏi thận có kích thước
382
Sỏi thận dễ tái phát - Giải pháp và cách phòng ngừa
Sỏi thận dễ tái phát - Giải pháp và cách phòng ngừa
Phương pháp tán sỏi qua da ít gây đau đớn, hiệu quả cao, ít biến chứng cũng như ít tổn thương thận. Tuy nhiên, sau khi tán sỏi bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để tránh tái phát sỏi thận sau này. Sỏi thận là gì? Sỏi thận có kích thước nhỏ hoặc lớn đến vài centimet. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu và người bệnh không cần lo lắng. Nhưng trong trường hợp viên sỏi lớn, có thể lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Hoặc với kích thước lớn, chúng di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Bệnh sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu. Đồng thời, làm giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận. Đây là biến chứng nguy hiểm sau khi bị sỏi thận mà người bệnh không được coi thường. Sỏi thận gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe   Biểu hiện của người mắc bệnh Vùng bụng đau tại điểm giữa mạn sườn với vùng hông hoặc đau tại điểm hông, đau tại điểm giữa lưng. Đau nhiều kèm cảm giác thấy buồn nôn, có thể bị nôn. Đi tiểu buốt, trong nước tiểu thấy có mùi hơi hôi hoặc nước tiểu có máu Đường niệu tắc nghẽn: cảm giác có những lúc đi tiểu khó khăn, có thể tắc nghẽn hoàn toàn. Tiểu tiện thấy ra mủ, ra máu: khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, hơn thế lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ xuất hiện tiểu tiện ra mù hoặc ra máu, và đặc biệt có thể đi ra lẫn cả sỏi. Sốt cao: tình trạng sốt cao kèm theo rét run, đau vùng hông, vùng lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ là những biểu hiện của người có sỏi và đang ở mức độ viêm thận cấp. Vậy vì sao sỏi thận dễ tái phát? Sỏi thận tái phát đều do những nguyên nhân nhất định. Có thể chia lý do tái phát sỏi thận thành những nhóm nguyên nhân như sau: Lý do chủ quan Do thói quen ăn uống: Người sau khi điều trị sỏi thận mà không bỏ được thói quen ăn uống không tốt như ăn nhiều rau sống, thịt đỏ mà không bổ sung thêm các thực phẩm khác. Trong thực đơn hằng ngày có nhiều thực phẩm chứa oxalat là nguyên nhân tác động đến việc hình thành sỏi thận về sau. Uống không đủ nước: uốn ít hơn tiêu chuẩn 2 lít nước mỗi ngày khiến cho cơ thể thiếu nước, không đào thải hết được các chất cặn bã trong thận, tiết niệu.  Nhịn ăn sáng: khiến cho dịch mật giữ tại trong túi mật quá lâu, hình thành sỏi. Thế nên những người thường xuyên không ăn sáng đừng hỏi vì sao sỏi thận dễ tái phát?  Không luyện tập thể thao: lối sống không thể dục thể thao khiến các chức năng trong cơ thể hoạt động kém đi, khả năng trao đổi chất kém. Quá trình đào thải trong cơ thể cũng không diễn ra thường xuyên (thông qua việc đổ mồ hôi, uống nhiều nước) thì cũng có nguy cơ tái mắc lại sỏi thận.  Bổ sung thừa canxi: việc bổ sung canxi không đúng cách, thừa canxi là nguyên nhân rất dễ dẫn đến sỏi thận. Canxi cung cấp cho cơ thể bị thừa sẽ bị đào thải và đảo thải không hết sẽ lắng cặn tại thận.Lâu dần tích tụ thành sỏi mà người uống không hề hay biết.  Lý do khách quan Bên cạnh những lý do chủ quan thì một số người có cơ địa bất thường cũng là nguyên nhân khiến sỏi thận tái phát lại. Vì sao sỏi thận dễ tái phát ở những người này: Người hấp thụ kém: những người có cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng kém thường rất khó tiếp nhận canxi, photpho, magie,... và một số loại muối khoáng khác. Các chất này sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, quá trình đào thải sẽ không được sạch sẽ mà vẫn lắng lại một số trong thận và hình thành sỏi thận. Người đào thải kém: một số người có chức năng đường tiểu hoặc đào thải qua mồ hôi kém, hoạt động bất thường thì cũng có thể là nguyên nhân gây sỏi thận. Niệu quản bất thường: nếu đường niệu quản bị tắc nghẽn sẽ dễ bị viêm nhiễm gây viêm niệu quản. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm và phù nề niêm mạc đài bể thận, dễ dẫn tới xơ hoá chức năng thận và hình thành sỏi thận từ việc liên kết xác vi khuẩn, xác bạch cầu và tế bào biểu mô. Người có bệnh lý nền: những người có bệnh lý về tuyến giáp như u tuyến giáp. Hoặc tuyến giáp hoạt động kém cũng khiến hoạt động của tuyến cận giáp kém đi. Dẫn đến tình trạng lắng đọng canxi tại vùng thận làm tăng nguy cơ tái mắc lại sỏi thận.  Đây là những lý do vì sao sỏi thận dễ tái phát. Với những nguyên nhân chủ quan vừa nêu thì các bạn có thể hoàn toàn chủ động việc điều chỉnh để phòng ngừa tái phát sỏi thận. Để không tái phát sỏi thận, cần làm gì? Thực tế rằng, số lượng người bệnh sau điều trị sỏi thận có đến 20% nguy cơ bị tái phát lại sau đó. Nguyên nhân chính việc dễ tái phát sỏi thận nằm ở chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cẩn thận để tránh tái phát về sau: 1 Tán sỏi thận xong nên ăn gì? Ăn các thực phẩm giúp lợi niệu và dễ tiêu hóa. Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, tiểu ra ngoài. Các thực phẩm giúp lợi tiểu: Rau cần tây, nước cam hoặc chanh, rau cải, củ cải đường, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô, nước đậu đen (không đường hoặc ít đường)... Chế độ ăn dễ tiêu hoá giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản. Đương nhiên chế độ ăn tránh táo bón, giúp bệnh nhân đi ngoài tránh phải rặn. Qua đó giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài sẽ tránh tác động vào niệu quản, vào bàng quang chạm vào ống thông nên hạn chế đau và tiểu máu. Các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa: rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,... Uống nhiều nước và không nhịn tiểu: Mỗi ngày uống từ 2,5 – 3 lít nước, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tốt nhất là nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp để tránh phải nhịn tiểu. Có thể bổ sung nước pha bột sắn dây, nước hạt đỗ đen, hay nước trái cây loại mát, có thể giúp đào thải canxi. 2 Tán sỏi thận không nên ăn gì? Giảm thiểu chế độ ăn nhiều oxalat và canxi. Các thực phẩm nên hạn chế: Tôm, cua, đồ hải sản. Đồ uống nên hạn chế: nước chè đặc, cà phê. Hạn chế lòng lợn hay các món chế biến từ óc của động vật... đây là nguồn thực phẩm dễ gây sỏi thận. Nên nghe theo chỉ định bác sĩ để bổ sung một số thuốc kiểm soát tỷ lệ khoáng chất của nước tiểu. Chế độ ăn, uống có chất kháng khuẩn sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi hết thuốc kháng sinh uống, các thuốc kháng sinh” thực vật” này rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản. Các thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên: hành, hẹ, tỏi, gừng, mật ong, nghệ, cải bắp... Trên đây là bài viết Sỏi thận dễ tái phát - Giải pháp và cách phòng ngừa, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
305
Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao
Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không bà mẹ mang thai nào mong muốn nhưng lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Bất cứ chị em nào khi mang thai cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ   Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ Nhiều người cho rằng tiểu đường thai kỳ hình thành do người mẹ khi mang thai bị thừa cân nhiều và ăn quá nhiều đồ ngọt. Về cơ bản thì có thể hiểu là như vậy. Để biết chính xác hơn thì cần xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi và có cách để khắc phục kịp thời.  Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu rất cao về dinh dưỡng, dẫn đến việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất, trong đó có đường. Bình thường, cơ thể có thể tự điều tiết lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao nhưng không phải thể chất người mẹ nào cũng có thể làm được như vậy. Trong khi đó, thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố cần cho sự phát triển của bào thai nhưng lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và rối loạn chuyển hóa glucose và gây ra tiểu đường thai kỳ. Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình giống như những bệnh nhân bị mắc đái tháo đường. Đa phần được phát hiện thông qua xét nghiệm tiểu đường khi đi khám thai. Một số thai phụ thì có biểu hiện nghi ngờ như: tăng cân nhiều, siêu âm thai có dư ối hoặc thai to hơn so với tuần tuổi theo khuyến cáo. Nhưng thông thường, các mẹ bầu cũng có thể tự chẩn đoán bệnh khi có những biểu hiện sau: Khát nước liên tục, phải uống nước về đêm. Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với bình thường. Khi bị thương thì vết thương rất khó lành. Bị viêm nhiễm ở vùng kín, thường là nhiễm nấm và không chữa được. Có dấu hiệu sụt cân và mệt mỏi. Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao? Khi có những dấu hiệu bất thường trên thì mẹ bầu nên khi khám và làm xét nghiệm để biết mình có mắc chứng tiểu đường thai kỳ hay không. Mức độ nguy hiểm của bệnh được tính trên chỉ số tiểu đường của mẹ bầu: Những chỉ số về tiểu đường của phụ nữ mang thai Ngay từ lần khám thai đầu tiên (trong 3 tháng đầu ), thai phụ được khuyến cáo làm xét nghiệm đường máu lúc đói, HbA1C: Nếu một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%,  thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng. Nếu glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, chứng tỏ thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu glucose máu lúc đói < 5,1mmol/L, mẹ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Ở tuần 24 - 28 thai kỳ: thai phụ được xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng. Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số (đường máu sau uống 1h lớn hơn 10mmol/L hoặc đường huyết sau uống 2h lớn hơn 8.5mmol/L) là đái tháo đường thai kỳ. Những đối tượng mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nhất là một trong số những trường hợp sau: Phụ nữ sau 30 tuổi mới mang thai. Trong gia đình đã có người bị bệnh tiểu đường type 2. Lần mang thai trước từng bị tiểu đường thai kỳ. Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai. Phụ nữ thừa cân, béo phì mang thai. Tăng huyết áp hoặc buồng trứng đa nang. Thai lưu không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, các mẹ bầu khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình mang thai đều nên đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời. Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao gây hậu quả ra sao? Tiểu đường thai kỳ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé yêu. Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao, những trường hợp đáng tiếc sau đây có thể xảy ra: 1. Đối với thai nhi Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường; Bé bị tụt canxi sau khi chào đời; Nguy cơ dị tật thai nhi. 2. Đối với mẹ Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to; Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường; Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to; Sẩy thai, thai chết lưu; Băng huyết sau sinh. Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chính vì vậy, bạn hãy học cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ngay từ bây giờ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Khi mẹ bầu có chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi, có nghĩa là được xác định bị tiểu đường thì cần tuân thủ mọi hướng điều trị của bác sĩ. Trong đó, cần xét nghiệm đúng quy trình để xác định chỉ số tiểu đường và điều hướng trong cung cấp dinh dưỡng phù hợp. Các mẹ bầu ki bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý đến những điều sau: Nên ăn uống lành mạnh, không ăn vặt quá nhiều nhất là đồ ăn có nhiều tinh bột hoặc đường để kiểm soát lượng đường trong máu. Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tiêu hao năng lượng và lưu thông máu. Theo dõi đường huyết mỗi ngày. Trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp. Tuân thủ đúng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh 6 tuần cần xét nghiệm lại đường huyết để loại trừ có thể bị đái tháo đường type 2 sau sinh. Trên đây là bài viết Chỉ số tiểu đường thai kỳ, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
305
Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào?
Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào?
Cấu tạo Tai - Mũi - Họng là các hốc thông với nhau và thông với bên ngoài do đó bệnh lý của tai mũi họng không phải là bệnh riêng từng bộ phận mà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản vì họng - mũi - thanh quản thông với nhau; viêm họng - mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang. Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào? Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào cha mẹ có biết không Tai - mũi - họng thông với nhau như các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ. Lớp niêm mạc ở đây được chi phối bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú. Do đặc điểm như vậy nên bệnh lý Tai Mũi Họng chủ yếu là bệnh lý của niêm mạc, bệnh lý niêm mạc là dễ bị tái phát nhất là ở cơ địa dị ứng, trẻ em... Các hốc Tai Mũi Họng thông với nhau nên khi bị thương dễ nhiễm khuẩn lan từ hốc này sang hốc khác: Xoang trán dễ bị viêm khi bị viêm mũi. Mặt khác vết thương xoang trán là vết thương kín và dễ chứa dị vật như đạn, đá, đất... Vị trí Tai Mũi Họng gần các cơ quan quan trọng: Màng não, não, mê đạo, các dây thần kinh, mạch máu lớn. Đặc điểm bệnh lý ở tai mũi họng Do Cấu tạo tai mũi họng là các hốc thông với nhau và thông với bên ngoài do đó bệnh lý của tai mũi họng không phải là bệnh riêng từng bộ phận mà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản vì họng - mũi - thanh quản thông với nhau; viêm họng - mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang. Ngoài ra, do tai mũi họng thông với môi trường bên ngoài nên các bệnh về tai mũi họng chủ yếu liên quan đến môi trường với 2 yếu tố cơ bản là: nhiễm khuẩn và dị ứng. Ngoài ra, yếu tố khác như nhiệt độ, thời tiết cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành bệnh lý. Bệnh lý của tai mũi họng vừa có thể ảnh hưởng đến các bộ phận, cơ quan khác mà rõ rệt nhất là của bộ máy hô hấp và tiêu hóa. Do đó, khi sử dụng thuốc trong tai mũi họng, những phản ứng, hậu quả do thuốc gây ra có thể nguy hiểm tức thời đến tính mạng, đến sinh hoạt và cuộc sống. Thuốc dùng trong tai mũi họng không chỉ tác động đến tai mũi họng mà có thể tác động đến toàn thân và nhiều bộ phận, cơ quan khác. Các bệnh lý tai - mũi - họng thường gặp gồm: Viêm mũi họng cấp Bệnh xảy ra khi toàn bộ niêm mạc mũi họng bị tấn công và tổn thương do vi khuẩn hoặc virus, phổ biến hơn vẫn là virus. Ban đầu, người bệnh có dấu hiệu khô họng, đau rát họng, sau đó sẽ dẫn đến ho, có thể là ho có đờm hoặc ho khan. Viêm mũi họng cấp thường gây sốt từ 38 - 40 độ C, cơ thể thiếu nước, đau nhức người.  Đồng thời người bệnh có dịch mũi tiết nhiều trước hoặc cùng lúc với triệu chứng viêm mũi họng khác, nếu dịch xanh thì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, còn dịch trong là do virus. Dịch mũi sẽ gây tắc ngạt một hoặc hai bên mũi, khiến người bệnh khó thở, nhất là trẻ em. Điều trị viêm mũi họng cấp còn dựa vào tác nhân là vi khuẩn hay virus, kết hợp với điều trị giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng. Viêm Amidan Amidan là tuyến hạch bạch huyết nhỏ, dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn đường miệng hoặc hô hấp. Tác nhân gây bệnh cũng có thể là virus hoặc vi khuẩn, gây từng đợt viêm cấp kéo dài khoảng 7 - 10 ngày.  Do Amidan bị sưng viêm, phù nề nên gây ra triệu chứng đau họng, cảm giác nuốt vướng, đau rát dễ ho. Amidan càng sưng to thì cảm giác đau càng nghiêm trọng, nhất là khi cố gắng nuốt. Cơn đau có thể nhói lên tai hoặc đầu kèm theo thay đổi giọng nói và suy giảm sức khỏe. Điều trị viêm Amidan cũng dựa theo tác nhân gây bệnh, kết hợp với nâng cao thể trạng và giảm triệu chứng. Viêm tai giữa Đây là tình trạng thứ phát thường xảy ra sau một đợt viêm mũi họng hoặc viêm VA cấp không điều trị tốt, thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh theo từng giai đoạn sẽ nặng dần bao gồm: đau tai, sốt, ù tai, nghe kém,…  Bệnh sẽ tiến triển từ giai đoạn xung huyết, ứ mủ đến chảy mủ, nghĩa là khi mủ chảy ra ngoài cửa tai bệnh mới khỏi hoàn toàn. Viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng có chu kỳ là phổ biến nhất, thường xảy ra ở thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi kết hợp với tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi. Triệu chứng bệnh khá đa dạng như: chảy nước mắt và đỏ mắt, hắt hơi liên tục và ngứa mũi, cảm giác bỏng rát vùng họng,… Triệu chứng có thể tái phát nhiều lần ở bệnh nhân cơ địa niêm mạc mũi nhạy cảm, dễ bị kích ứng.  Viêm mũi xoang Đây cũng là bệnh tai - mũi - họng thường gặp, nguyên nhân có thể là vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng. Số ít trường hợp viêm do chấn thương hoặc bệnh lý liên quan. Viêm xoang là tình trạng niêm mạc lòng các xoang bị viêm và ứ dịch, thường kết hợp với viêm mũi, gọi chung là viêm mũi xoang. Ở thể bệnh cấp tính, triệu chứng điển hình là: sốt, cảm giác khô môi, ngạt tắc mũi, đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với vùng xoang bị viêm, chảy nước mũi,… Viêm mũi xoang mạn tính sẽ xảy ra khi viêm cấp tính tái phát nhiều lần, gây tổn thương nặng và khó phục hồi hơn. Phải loại bỏ dịch tắc bằng dẫn lưu và thông khí mới có thể điều trị viêm mũi xoang hiệu quả. Trên đây là bài viết Tai mũi họng liên quan nhau như thế nào, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
334
Giáo dục giới tính cho trẻ
Giáo dục giới tính cho trẻ
Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và tiểu học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình, khi mà hiện nay vấn nạn ấu dâm và xâm hại tình dục ở trẻ em đang ngày càng được quan tâm. Giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm Cha mẹ còn e ngại khi giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ   Giáo dục giới tính ở trẻ em luôn là khía cạnh nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình cũng là nền tảng vững chắc để giảng giải cho con hiểu những vấn đề nhạy cảm về giới tính và tình dục ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã biết đi và nói chuyện, trẻ cũng bắt đầu tìm hiểu về cơ thể của mình. Đây chính là lúc cha mẹ nên giáo dục giới tính cho trẻ, bắt đầu bằng cách dạy cho trẻ biết tên gọi của cơ quan sinh dục trên cơ thể (có thể nói với con trong lúc tắm). Chia sẻ thẳng thắn với con về vấn đề giới tính, tình dục và các cơ quan nhạy cảm trên cơ thể khi con còn nhỏ giúp con hiểu rằng tình dục và giới tính là điều bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ cần thể hiện sự tế nhị và cởi mở đúng mực, tránh làm cho con cảm thấy hoang mang và nhìn nhận sai lầm về giới tính. Điều quan trọng là bố mẹ phải trang bị sẵn sàng những kiến thức tối thiểu về vấn đề này để giải đáp tất cả những câu hỏi hay thắc mắc của con. Nếu con chỉ vào một bộ phận nhạy cảm nào đó trên cơ thể, cha mẹ cần cho con biết đó là cơ quan gì, có chức năng thế nào, hoặc có thể lấy ví dụ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi con đặt câu hỏi về vấn đề giới tính, cha mẹ cần giải đáp rõ ràng, nghiêm túc, không nên tỏ ra ngượng ngùng, bối rối, không cười giỡn, đùa cợt với thắc mắc của con. Giáo dục giới tính cho trẻ cần cho trẻ biết được đâu là bộ phận mang tính riêng tư, kín đáo của mỗi người, không được phô bày ra ngoài và không được để người khác động đến. Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ theo độ tuổi Độ tuổi nào nên giáo dục giới tính cho con và giáo dục như thế nào, về chủ đề nhỏ gì là lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, cha mẹ cần được giáo dục giới tính càng sớm càng tốt với vấn đề tìm hiểu sâu và rộng dần. Dưới đây là những thông tin giáo dục theo độ tuổi được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn giáo dục cho con mình đem lại kết quả tốt. 1. Trẻ từ 0 - 2 tuổi Trẻ ở độ tuổi này vô cùng tò mò về tất cả các vấn đề cuộc sống xung quanh lẫn bộ phận của cơ thể mình. Cha mẹ hãy bắt đầu bằng cách gọi tên chính xác các bộ phận trên cơ thể trẻ thay vì dùng tên thay thế nhằm tránh né. Ngoài ra hãy cho trẻ biết về những bộ phận riêng tư để trẻ dần quen, giải thích tại sao không nên ở chuồng mà cần mặc quần áo trước mọi người. 2. Trẻ từ 3 - 5 tuổi Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu tò mò về cơ thể mình cũng như sự khác biệt với trẻ khác khi đi mẫu giáo hay chơi đùa. Việc tò mò này nếu không được cha mẹ giải đáp và định hướng, trẻ có thể tự tìm hiểu bằng việc chạm hay bày trò với trẻ khác. Việc giáo dục giới tính độ tuổi này cần cho trẻ biết, không được cho bất cứ ai chạm vào bộ phận riêng tư của mình trừ cha mẹ hoặc y bác sĩ. Nếu trẻ làm việc không đúng vì tò mò, hãy giải thích và dần chuyển sự chú ý của trẻ đến hoạt động khác. 3. Trẻ từ 6 - 9 tuổi Khi nhận thức và khả năng phân tích của trẻ tốt hơn, hãy cùng trẻ tìm hiểu kỹ hơn về các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, hãy thẳng thắn và dạy con cách bảo vệ bản thân khỏi vấn đề lạm dụng tình dục và hiểu đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, trẻ đã có thể tự vệ sinh vùng kín, tắm sạch sẽ và hãy dạy trẻ điều này, giúp trẻ có thể tự làm khi không có cha mẹ. 4. Trẻ từ 10 - 12 tuổi Trẻ ở độ tuổi này đang sắp sửa và bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, vì thế hãy trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về việc này: sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì, tại sao cần giai đoạn này, làm gì với những thay đổi cả về thể chất, cảm xúc và nội tiết,… 5. Trẻ từ 13 - 18 tuổi Trẻ cần được hướng dẫn, trao đổi về kinh nguyệt và khí thải về đêm. Bên cạnh đó, các thông tin khác như mang thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục an toàn cũng cần được thông tin đến trẻ đầy đủ và tinh tế. Việc giáo dục giới tính cho trẻ cần thực hiện từ sớm và liên tục, quan trọng là cha mẹ hãy cùng đồng hành, chia sẻ và định hướng cho trẻ.  Giải đáp thắc mắc thường gặp khi giáo dục giới tính cho trẻ Với tinh thần tò mò, khi thấy điều không biết hay sự khác biệt, chắc chắn trẻ sẽ luôn đặt ra nhiều câu hỏi mong được giải đáp. Thay vì né tránh vấn đề, cha mẹ nên trả lời trung thực và cùng trẻ tìm hiểu, giải đáp vấn đề. Dưới đây là những câu hỏi trẻ thường thắc mắc và cách trả lời vừa giúp trẻ thỏa mãn thắc mắc lại kết hợp giáo dục giới tính phù hợp với độ tuổi. 1. Câu hỏi 1: Em bé được tạo ra như thế nào? Chắc chắn không ít bậc phụ huynh trả lời với con rằng, bé được nhặt ngoài đường hay chui từ trong bụng mẹ qua lỗ rốn, nách,… Trẻ sẽ hiểu sai và dần thấy rằng đây không phải là sự thật, hãy nói với trẻ rằng tinh trùng từ bố kết hợp với trứng của mẹ, phát triển dần thành em bé. Vì thế con là con của cả hai bố mẹ. 2. Câu hỏi 2: Quan hệ tình dục là gì và quan hệ tình dục an toàn? Thay vì lo lắng thì cha mẹ nên cảm thấy may mắn khi trẻ đưa ra câu hỏi này. Đây sẽ là dịp để giáo dục cho trẻ về quan hệ tình dục cũng như nguy cơ nếu quan hệ không có biện pháp an toàn. Ngoài ra, hãy nói cho trẻ cách quan hệ tình dục an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và sự nguy hiểm nếu mắc phải. 3. Câu hỏi 3: Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Người mẹ nên chia sẻ với con gái về chu kỳ kinh nguyệt, giải thích cho trẻ hiểu rằng đây là việc bình thường của bé gái hàng tháng khi đến tuổi dậy thì. Ngoài ra, trẻ cũng cần biết cách tự vệ sinh, chăm sóc và xử lý với những khó chịu về thể chất trong giai đoạn này. 4. Câu hỏi 4: Trẻ có thai khi nào? Rất nhiều trẻ ngây ngô nghĩ rằng, nếu hôn bạn trai trẻ có thể mang thai, cũng không biết mình sẽ mang thai khi nào? Đây là thời điểm nên giải thích rõ hơn cho trẻ hiểu về quan hệ tình dục và cách để người phụ nữ mang thai. Việc giáo dục giới tính cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp hướng trẻ theo suy nghĩ tích cực. Cha mẹ nên sớm chú ý và giáo dục cho trẻ những điều này, vừa giúp bé yêu có cơ thể khỏe mạnh vừa bảo vệ được bản thân trước nhiều nguy cơ. Trên đây là bài viết Giáo dục giới tính cho trẻ, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
309
Các hướng dẫn khi nuôi con 1 mình
Các hướng dẫn khi nuôi con 1 mình
Đối với cha mẹ đơn thân, việc nuôi con một mình có thể gặp phải nhiều trở ngại không nhỏ. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ nuôi con một mình vượt qua những khó khăn để nuôi dạy trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc. Nuôi con một mình thường gặp phải nhiều trở ngại Làm thế nào để nuôi con một mình là nỗi niềm đầy khắc khoải của nhiều người   Vì nhiều lý do khác nhau, cha hoặc mẹ của trẻ có thể đi đến quyết định chia tay người bạn đời và phải nhận trách nhiệm nuôi con một mình. Việc này đòi hỏi cha mẹ đơn thân nuôi con phải có nghị lực mạnh mẽ, ý chí vững vàng để bản thân có thể vừa làm mẹ vừa làm cha của đứa trẻ. Một mình nuôi con không phải là điều đơn giản. Khi thiếu đi sự hỗ trợ của một trong hai người cha hoặc mẹ, trọng trách nuôi con ngày càng trở nên to lớn và vất vả hơn. Cha mẹ đơn thân phải một mình lo toan tất cả mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và phải đảm nhận công việc chăm sóc trẻ hàng ngày mà không có sự hỗ trợ từ người bạn đời. Nuôi con một mình có thể gây ra nhiều áp lực, căng thẳng và mệt mỏi. Mặt khác, nhiều cha mẹ đơn thân không thể sắp xếp đủ thời gian và sức khỏe để có thể hỗ trợ con phát triển về mặt cảm xúc và uốn nắn hành vi của con, do đó những vấn đề tiêu cực về mặt tâm lý, hành vi của bé có thể nảy sinh. Những gia đình đơn thân cũng thường có mức thu nhập thấp hơn và ít có cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Cha mẹ đơn thân vừa đi làm vừa chăm sóc con có thể gây ra sự mất cân bằng trong công việc và gia đình, dẫn đến khó khăn về mặt tài chính và cô lập về phương diện xã hội. Trẻ em lớn lên trong gia đình đơn thân cũng sẽ cảm thấy khiếm khuyết đi sự quan tâm chăm sóc từ người cha hoặc mẹ so với bạn bè đồng trang lứa. Làm thế nào để nuôi con một mình - Chiến lược hạnh phúc là điều bạn nên nghĩ đến và bắt đầu ngay Dù thử thách cho bố mẹ đơn thân là rất nhiều trong việc nuôi dạy con cái, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể làm tròn trách nhiệm, hay không thể thực hiện hoặc sống hạnh phúc với thiên thần bé nhỏ của mình. Thực tế cho thấy, có không ít ông bố bà mẹ đơn thân trên toàn thế giới có thể gọi là thành công, trong việc nuôi dạy những đứa con của mình thành người, thành tài. Và, nếu bạn trong trường hợp phải nuôi con một mình, bạn cũng có thể làm được như vậy. Dù, ngay ở thời khắc này, có thể bạn đang còn gặp nhiều áp lực, bối rối, thậm chí là lo sợ, nhưng, bạn không có nhiều thời gian và sức lực cho điều này, nếu muốn cả bản thân mình cùng con có một ngày mai tươi sáng hơn. Nên, việc bạn cần làm bây giờ là đứng dậy ngay, thiết lập một chiến lược phù hợp nhất mà nhờ đó, bạn có thể chăm sóc con lẫn chính mình được tốt hơn. Vậy chiến lược đó như thế nào, chúng ta từng bước tham khảo những gợi ý chia sẻ ngay sau đây nhé.  1. Suy nghĩ tích cực Nếu bạn để ý bạn sẽ thực sự nhận ra rằng, một vết thương trên da thịt đã lành nhưng những ấn tượng về vết thương đó kể cả có cảm giác như còn đau vẫn còn ở lại với bạn lâu hơn. Chuyện này đề cập có vẻ không liên quan gì nhiều đến chuyện nuôi con một mình, song thực nó lại có liên quan đấy - tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ và tư duy của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm điều này trong một ngày bằng cách, buổi sáng chỉ suy nghĩ mọi vấn đề theo chiều hướng tích cực nhất, còn buổi chiều thì ngược lại. Khi đó, bạn dễ dàng nhận ra, những suy nghĩ của bạn ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến các hoạt động của bản thân sau đó, kể cả làm việc hay thái độ của chính mình với con cái. Suy nghĩ tích cực là hạt giống gieo mầm những cảm xúc có vẻ tươi sáng và nguồn năng lượng tích cực cho bạn. Cho dù nguyên nhân dẫn đến việc bạn nuôi con một mình là gì, hay bạn đang quá lo lắng cho việc làm sao để nuôi con một mình đây, hãy gạt bỏ điều này qua một bên và tập trung vào những khía cạnh tích cực khác, chẳng hạn bạn đang may mắn có một hoặc vài thiên thần nhỏ bên cạnh mình. Những đứa trẻ xinh đẹp, ngoan ngoãn, ngây thơ là những món quà vô giá mà bạn không thể bằng cách nào khác có thể nhận được. Chỉ một yếu tố này thôi, có lẽ cũng đủ để bạn vực mình dậy, trở nên can đảm hơn và cương quyết hơn, nỗ lực hơn trong việc chuẩn bị những điều cần thiết cho cuộc chiến mình đương đầu.  2. Lạc quan Tích cực thôi chưa đủ, lạc quan cũng là yếu tố rất cần thiết để nhờ đó, bạn cảm nhận hạnh phúc mà mình đang có thay vì đau khổ buồn bã và lo âu. Chắc chắn nói bao giờ cũng dễ hơn hành động nhưng nếu trong việc nói, suy nghĩ của bạn chỉ có một màu xám xịt, thì hẳn nhiên hành động hay hoạt động của bạn chắc gì đã tươi sáng hơn, hay làm cho bạn sống vui, hoặc ít nhất chấp nhận cuộc sống của mình ở hiện tại là như thế. Lạc quan là một bí quyết tuyệt hảo để giúp con người chúng ta sống hạnh phúc. Vậy, nuôi con một mình không phải là một nhiệm vụ bất khả thi hay một ngõ cụt. Vì thế, hãy lạc quan để trải nghiệm và bước qua, hay ít nhất là điềm tĩnh đối phó với những khốn khó mà ta gặp phải, thì mọi việc sẽ khiến ta dễ thở hơn phải không nào. Và, bạn cần nhớ rằng, lúc này, bạn không thể thay đổi được việc bạn đang là bố hoặc mẹ đơn thân nữa. Vậy thì hà tất phải ủ dột, sầu hận vì bất cứ lý do gì phải không!  3. Thể hiện yêu thương, xây dựng mối quan hệ tích cực với con cái 3.1. Tận dụng thời gian tối đa hàng ngày với con Thể hiện yêu thương với con bạn không chỉ để con bạn cảm thấy ấm áp đầy đủ mà thực hiện điều này, chính bản thân bạn cũng được an ủi, được đong đầy những cảm xúc phong phú màu sắc và hân hoan. Bạn không nhất thiết phải làm những điều quá lớn lao mới gọi là thể hiện yêu thương với con. Tận dụng thời gian hàng ngày có thể để ở cạnh con. Đôi khi ngồi chơi cùng con ít phút, kể chuyện bé nghe trước khi con ngủ, hay cùng thư thái dùng với con bữa sáng mỗi ngày, cũng là cách rất thiết thực để thể hiện niềm yêu của mình với con trẻ.  3.2. Quan tâm đến trẻ bằng sự chân thành Bố mẹ nào cũng có niềm thương yêu vô bờ với con cái và chắc chắn bạn cũng vậy nhưng không phải ai cũng thể hiện được hoặc quan tâm đến trẻ một cách phù hợp và chân thành nhất. Sự chân thành được đề cập ở đây là việc hãy đặt để tâm trí và tình yêu vào khoảnh khắc bạn quan tâm đến trẻ, đừng thực hiện bởi đó là nghĩa vụ hoặc điều bạn phải làm. Trẻ rất nhạy cảm và cảm nhận chính xác sự quan tâm của bạn đấy - hãy thật thận trọng về điều này. Dùng sự quan tâm chân thành của mình dành cho con ngày ngày, sẽ là một trong những cách giúp bạn xây dựng mối liên kết chặt chẽ với trẻ theo hướng tích cực nhất. Dần dần, bạn sẽ thấy nỗ lực xây dựng này của mình được đền đáp và bạn thấy nó rất đáng.  Thẳng thắn nói chuyện với con về tình trạng hôn nhân của bố mẹ Nhiều cha mẹ đơn thân phải nuôi con một mình là do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm hôn nhân, dẫn đến ly dị hoặc ly thân. Trong trường hợp này, hãy thẳng thắn chia sẻ với con về tình trạng của cha mẹ nếu như trẻ đã có những hiểu biết nhất định về hôn nhân gia đình. Sau đó, nên cho con bộc lộ cảm xúc của mình và cố gắng trả lời tất cả thắc mắc của con một cách trung thực. Dù trong bất kỳ tình huống nào, con cái cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình đổ vỡ. Mà ngược lại, trẻ em trong gia đình đơn thân lại càng phải được yêu thương nhiều hơn để xoa dịu nỗi đau mất mát do thiếu vắng tình nghĩa từ bậc sinh thành. Nếu cần thiết, cha mẹ đơn thân có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn, nhằm hỗ trợ bạn và con giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ đơn thân nên thường xuyên liên lạc và cho bé gặp mặt bố mình (và ngược lại) để cập nhật tình hình của con và cũng để giúp cho con cảm nhận được sự có mặt đầy đủ của cả bố và mẹ mình (rằng bé không phải là trẻ mồ côi cha hay mẹ). Như vậy, cả cha và mẹ của trẻ mặc dù có thể đã ly hôn, nhưng tốt nhất vẫn nên đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, đặc biệt trong trường hợp cần đến sự hỗ trợ của cả bố và mẹ. Trên đây là bài viết hướng dẫn khi nuôi con 1 mình, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
292