Sức khỏe

Tìm hiểu về răng sứ sinh học Bio là gì? Nguồn gốc và xuất xứ
Tìm hiểu về răng sứ sinh học Bio là gì? Nguồn gốc và xuất xứ
Trong các loại răng sứ thế hệ mới, răng sứ sinh học Bio có nhiều đặc tính nổi bật như mỏng nhẹ, không cần mài nhiều răng thật trước khi lắp, màu trắng tự nhiên và đồng điệu. Bên cạnh đó, công nghệ CAM/CAD hỗ trợ toàn bộ quá trình thiết kế răng. Nhờ vậy, răng sứ khi lắp vào có độ chính xác cao phù hợp tình trạng mỗi khách hàng. Răng sứ sinh học Bio đang được nhiều khách hàng ưa chuộng   Giới thiệu răng sứ sinh học Bio Răng sứ sinh học Bio thuộc dòng răng sứ không chứa kim loại, khung sườn làm từ Zirconia là loại vật liệu chứa nhiều ưu điểm như: Chịu lực cao Trọng lượng nhẹ Không màu Thích ứng với cơ thể con người … Bên ngoài răng được phủ một lớp sứ thẩm mỹ cao cấp được pha bởi thủy tinh và tinh thể sứ. Răng sứ Bio có tính tối ưu vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chất lượng. Nhờ những đặc tính nổi trội này, loại răng sứ này ngày càng được ưa chuộng. Nguồn gốc răng sứ sinh học Bio Đức là một đất nước có công nghệ nha khoa phát triển mạnh. Nơi đây hội tụ những tập đoàn lớn chuyên sản xuất dụng cụ, máy móc và vật liệu nha khoa chất lượng tối ưu nhất. Đặc biệt, răng sứ sinh học Bio đến từ Đức được đánh giá cao về chất lượng trong kỹ thuật phục hình răng. Bên cạnh đó, nhiều loại răng sứ quen thuộc khác như: Cercon HT Zirconia Veneer … Mỗi loại răng sứ đều có ưu điểm riêng của mình. Bệnh nhân sẽ được các chuyên gia thăm khám và chẩn đoán xem phù hợp với loại răng sứ nào. Theo đó, quyết định cuối cùng phụ thuộc người làm răng mong muốn có răng đẹp thế nào sau khi hoàn thiện. Xuất xứ răng sứ sinh học Bio Răng sứ sinh học Bio do tập đoàn Dental Direkt sản xuất và được khách hàng tìm hiểu lựa chọn. Loại răng có nhiều ưu điểm nổi bật giúp bộ răng sau khi hoàn thiện không khác gì so với răng thật. Độ cứng giúp bạn dung nạp đa dạng thức ăn. Bên cạnh đó, quá trình làm răng sứ thăm khám kỹ lưỡng để răng lắp vào có độ tương thích với các răng thật còn lại. Trong thời gian đầu sau khi lắp răng sứ Bio, bệnh nhân sẽ có lịch thăm khám định kỳ để đảm bảo không có sự cố nào làm bạn hoang mang. Răng sứ sinh học Bio có bền không Dù được các nha sĩ tư vấn kỹ lưỡng về răng sứ sinh học Bio, nhiều khách hàng chắc chắn còn thắc mắc loại răng sứ này có bền và chất lượng như quảng cáo hay không? Những thông tin dưới bài sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời: Răng sứ Bio có độ sáng trong tự nhiên, không bị ánh đen   Độ thẩm mỹ của răng sứ Bio Răng sứ bio được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM từ sứ nguyên khối. Nhờ vây, răng sứ khi làm ra có độ chính xác đến từng micromet đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ khắt khe. Bạn dù khó tính cỡ nào cũng không có gì phải phàn nàn với loại răng này. Độ tương thích sinh học của răng sứ Bio Với những khách hàng có cơ địa nhạy cảm hay dị ứng với kim loại thì răng sứ Bio chính là lựa chọn phù hợp nhất. Răng sứ không chứa kim loại, tính tương thích sinh học cao và không phản ứng với đồ ăn, nước uống hay nước bọt. Độ bền và chắc chắn của răng sứ Bio Răng sứ Bio có thể chịu lực lên tới 1566 Mpa và gấp 6 - 7 lần răng thật là 250 Mpa. Ngoài ra, răng sứ không bị ăn mòn nên đảm bảo sức nhai và tuyệt đối không bị mẻ do nhai thức ăn cứng. Răng sứ sinh học bio có tuổi thọ lên đến 10 - 15 năm. Bạn chăm sóc răng miệng đúng cách và đều đặn mỗi ngày thì răng sứ kéo dài vĩnh viễn. Bộ răng hoàn hảo sau khi việc lắp đặt răng sứ Bio hoàn tất Kết luận Nhìn chung, răng sứ sinh học Bio sở hữu nhiều tính chất tốt nhất mà dòng răng sứ mang lại cho bệnh nhân. Ngoài ra, giá thành hợp lý phù hợp túi tiền của nhiều người. Khách hàng có nhu cầu làm đẹp răng hay thay thế răng hư có thể chọn răng sứ Bio.
467
Tìm hiểu về thành phần và liều dùng của Hector Collagen
Tìm hiểu về thành phần và liều dùng của Hector Collagen
Ngày này việc bổ sung Collagen được coi là quá trình níu giữ thanh xuân nhanh nhất của chị em phụ nữ. Và để quá trình này diễn ra dễ ràng hơn thì nước  Đông trùng hạ thảo Hector Collagen đã ra đời.  Vậy để bạn hiểu hơn về thành phần cũng như liều dùng của Hector Collagen ra sao. Từ đây làm cho sản phẩm phát huy được hết công dụng của mình thì mời bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé. Tìm hiểu thành phần có chứa trong một lọ Hector Collagen Không tự nhiên mà Collagen đông trùng hạ thảo Hector được mệnh danh là thần dược lưu giữ nét thanh xuân của chị em phụ nữ. Trong một lọ Hector Collagen sẽ chứa các thành phần nhằm nhanh chóng “nạp” đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể. Do có sự kết hợp của những thành phần dược liệu quý sau: Collagen peptides: đây là thành phần được thủy phân từ cá biển sâu, dưới dạng phân tử cực nhỏ giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tăng cường sự kết dính ở các mô liên kết, cải thiện độ đàn hồi,chống lại quá trình lão hóa da, làm làn da luôn căng mịn, trắng hồng.  Ngoài ra thành phần này còn giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa…  Đông trùng hạ thảo: Thành phần này  chứa 17 loại acid amin, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.  Hector Collagen sử dụng đông trùng hạ thảo do công ty trực tiếp nuôi cấy, đảm bảo lượng dược chất cao, không nhiễm nấm lạ. Hector collagen chứa nhiều dược liệu quý HA (Acid Hyaluronic): Đây chính là thành phần quen thuộc trong việc cung cấp nước cho da, cho cơ thể. Bởi vì một phân tử Acid Hyaluronic có thể ngậm đến 1 lít nước, gấp 6000 lần trọng lượng cơ thể. Từ đó, giảm tình trạng khô da, da bong tróc, mang lại 1 làn da căng mướt, mềm mịn. Nước ép trái cây tươi: Trong 1 lọ Hector collagen sẽ bao gồm nước ép chanh dây, dứa và sơ ri chứa lượng Vitamin C dồi dào. Đây chính là chất chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế gốc tự do để bảo vệ các tế bào trước tác nhân gây hại. Đồng thời đẩy lùi các hắc sắc tố melanin.  Qua đó, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chống tình trạng đột quỵ và làm tan các cục máu đông. Chiết xuất stevia, màu nghệ tự nhiên: Đây chính là thành phần mang lại hương thơm và vị ngọt tự nhiên cho sản phẩm, giúp người dùng có cảm giác dễ uống hơn. Liệu trình sử dụng nước đông trùng hạ thảo Hector Collagen Thực hiện đúng liệu trình sử dụng Hector Collagen Để giúp sản phẩm phát huy một cách hiệu quả các công dụng của mình. Thì người dùng phải thực hiện uống Hector Collagen theo một liệu trình đã được tư vấn từ trước. Cụ thể như sau: Cần thực hiện uống Hector Collagen liên tiếp trong vòng 45 ngày, mỗi ngày 1 chai vào buổi sáng trước khi ăn 1 tiếng. Rồi ngưng 2 tuần, sau đó uống tiếp 45 ngày nữa. Khi đã mở nắp sản phẩm, bạn nên sử dụng luôn trong vòng 1h để tránh bị biến đổi hoặc mất chất. Sản phẩm phải luôn để ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Bạn có thể để vào tủ lạnh trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng 7-10 ngày bạn sẽ cảm thấy  sức khỏe tốt hơn. Sau 1 –2 liệu trình bạn sẽ thấy da căng bóng hơn, tình trạng nám, tàn nhang mờ dần, tóc cũng sẽ giảm gãy rụng. Ở bài viết trên đây chúng tôi đã cho bạn thấy được bảng thành phần có trong một lọ Hector Collagen. Đồng thời chia sẻ đến bạn liều dùng để có thể giúp sản phẩm phát huy được hết công dụng của mình. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn hiểu và tin tưởng lựa chọn dòng sản phẩm này nhé. Liên hệ Hector Đông Trùng Hạ Thảo Nhà Phân Phối Chính Thức Hector - Hector Store Địa chỉ: Safira Khang Điền, 454 Võ Chí Công, Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM. 098 418 6243 Website: https://hectorstore.com.vn/
318
Thuốc tránh thai kết hợp
Thuốc tránh thai kết hợp
Thuốc tránh thai dạng phối hợp là viên uống ngừa thai chứa hai hormone giới tính nữ Estrogen và Progestin. Cơ chế hoạt động của thuốc là giúp ngăn chặn sự rụng trứng, thay đổi niêm mạc của tử cung và tạo chất nhầy cản trở tinh trùng xâm nhập. Chỉ định dùng thuốc tránh thai kết hợp Bên cạnh được biết đến như một phương pháp ngừa thai rất hiệu quả, thuốc tránh thai dạng phối hợp Estrogen và Progestin còn được sử dụng để: Điều trị mụn bằng cách ức chế các chất tự nhiên là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá; Hạn chế các triệu chứng thể chất và cảm xúc tiền kinh nguyệt ở phụ nữ; Điều trị kinh nguyệt không đều, thiếu máu do hành kinh nhiều hoặc đau bụng kinh dữ dội; Chủ động dời ngày hành kinh; Đôi khi được ứng dụng chữa lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên thuốc tránh thai kết hợp không ngăn chặn sự truyền nhiễm của virus HIV/AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs). Thuốc tránh thai kết hợp là thuốc bổ sung đồng thời 2 loại hormone sinh dục nữ   Những trường hợp có thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp Thuốc tránh thai kết hợp là một trong những cách ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn có hiệu quả cao. Tuy nhiên, biện pháp này không có tác dụng đối với việc ngăn chặn sự lây truyền các bệnh có thể lây qua đường tình dục. Bởi vậy, nếu có bạn hoặc bạn tình mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh lây qua đường tình dục thì cần sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ngoài việc tránh thai thai thì viên thuốc tránh thai kết hợp còn có một số tác dụng khác như: Trị mụn trứng cá nhờ ức chế các chất gây mụn. Hạn chế các vấn đề hay gặp vào thời kì tiền kinh nguyệt. Điều trị kinh nguyệt không đều, thiếu máu do ra nhiều máu kinh hoặc đau bụng kinh. Một số trường hợp điều trị lạc nội mạc tử cung cũng có thể dùng thuốc này để điều trị. Dời ngày hành kinh trong trường hợp cần thiết. Liều lượng dùng thuốc tránh thai kết hợp Tùy thuộc vào các mỗi nhà sản xuất, thuốc tránh thai dạng phối hợp Estrogen và Progestin có hoạt chất, liều lượng, cách sử dụng, những lợi ích và rủi ro khác nhau. Thông thường, phụ nữ cần uống thuốc ngừa thai nội tiết Estrogen và Progestin một lần mỗi ngày, gần như kéo dài liên tục trong suốt chu kỳ kinh. Có thể tham khảo như sau: Vỉ 21 viên: Uống 1 viên/ngày, liên tục trong vòng 21 ngày và ngưng trong 7 ngày. Ngay sau đó bắt đầu dùng một vỉ thuốc mới; Vỉ 28 viên: Uống 1 viên/ngày theo thứ tự quy định trên vỉ thuốc. Bắt đầu một vỉ thuốc mới ngay sau khi kết thúc vỉ thuốc trước. Đa phần những viên thuốc trong cùng một vỉ ngừa thai phối hợp 28 ngày sẽ có màu sắc khác nhau để phân biệt viên chứa hàm lượng estrogen và progestin với các viên giả dược chỉ bổ sung folate và không có tác dụng ngừa thai. Ngoài ra, một lưu ý quan trọng khi dùng thuốc tránh thai dạng phối hợp là phải uống thuốc đúng giờ cố định mỗi ngày. Cần thực hiện theo các chỉ dẫn trên bao bì một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả phòng ngừa cao. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai kết hợp Trong khoảng 3 tháng đầu mới sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, người phụ nữ có thể gặp một số tác dụng phụ sau do cơ thể chưa kịp thích ứng với thuốc: Buồn nôn và nôn ói, chóng mặt, choáng váng, đau đầu. Rối loạn tiêu hóa. Đau hoặc căng vú. Tăng cân nhanh chóng. Sưng bàn chân và cẳng chân Chảy máu âm đạo, kích ứng âm đạo. Rối loạn kinh nguyệt; vô kinh, kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu trong chu kì kinh. Nổi mụn, sạm da. Các tác dụng phụ này thường sẽ giảm dần và mất đi sau một thời gian dùng thuốc nhất định.  Xử trí khi quên một liều thuốc Việc quên uống thuốc sẽ làm giảm tác dụng ngừa thai của thuốc, đặc biệt là quên thuốc vào tuần đầu hoặc tuần thứ ba của 1 vỉ thuốc. Cách xử trí quên thuốc như sau: Quên uống viên thuốc có nội tiết (tức từ tuần 1 đến tuần 3). Nếu quên uống 1-2 viên thuốc có nồng độ estrogen 30-35mcg hoặc 1 viên có nồng độ estrogen ≤ 20 mcg hoặc uống vỉ mới chậm hơn bình thường 1-2 ngày thì cần uống ngay 1 viên khi nhớ ra và tiếp tục các ngày sau như bình thường. Nếu quên từ 3 viên trở lên với thuốc có estrogen 30-35mcg hoắc 2 viên có estrogen ≤ 20 mcg hoặc uống vỉ mới chậm hơn so với bình thường từ 3 ngày trở lên thì uống nagy 1 viên khi nhơ ra và tiếp tục duy trì sử dụng mỗi ngày 1 viên ở những ngày sau đó. Trường hợp này cần dùng thêm biện pháp hỗ trợ tránh thai trong 7 ngày kế tiếp. Nếu quên thuốc ở tuần lễ đầu bắt đầu uống thuốc (viên 1-7) và có quan hệ trong vòng 5 ngày thì cần dùng thêm viên uống tránh thai khẩn cấp. Nếu quên thuốc ở tuần thứ 3 (viên thuốc 15-21) cần uống tiếp những viên thuốc có nội tiết, bỏ qua các viên không chứa nội tiết ở tuần 4 và tiếp tục ngay vào vỉ thuốc mới. Quên uống viên thuốc nhắc (từ viên thứ 22 đến viên thứ 28) thì bỏ viên thuốc quên và uống viên thuốc kế tiếp theo đúng lịch bình thường. Trên đây là bài viết Thuốc tránh thai kết hợp, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
294
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD) - một nhóm bệnh bao gồm giãn phế nang và viêm phế quản mãn tính- là yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư phổi. Hai bệnh này làm việc thở trở nên khó khăn và giảm chất lượng cuộc sống. Theo một bài báo năm 2012, khoảng 1% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) phát triển thành ung thư phổi mỗi năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng đồng thời của COPD và ung thư phổi đối với tuổi thọ thì chưa được biết rõ. Chỉ biết rằng việc mắc COPD có thể làm bệnh tiến triển xấu đi của một người bị ung thư phổi. COPD là gì? COPD   COPD là thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh phổi có xu hướng xấu đi theo thời gian. Ví dụ như giãn phế nang và viêm phế quản mãn tính. Phổi bao gồm nhiều ống, đường dẫn khí, phân nhánh thành các ống nhỏ hơn. Ở cuối các đường dẫn khí này là các túi khí nhỏ phồng lên và xẹp xuống trong quá trình thở. Khi một người hít vào, oxy di chuyển xuống các ống này và đi qua các túi vào máu. Khi thở ra, khí carbon dioxide rời khỏi dòng máu và đi ra ngoài qua các túi khí và đường thở. Ở những người bị COPD, viêm phổi mãn tính làm tắc nghẽn đường thở và có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. COPD cũng gây ho và tăng sản xuất chất nhầy, có thể dẫn đến việc tắc nghẽn. Đường thở và túi khí có thể bị tổn thương hoặc kém linh hoạt. Nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là hút thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác. Theo các nghiên cứu, có tới 75 % những người bị COPD hút thuốc. Tuy nhiên, tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hoặc khói độc hại khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra COPD. Di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển COPD. Ví dụ, những người bị thiếu protein alpha-1 antitrypsin có thể dễ bị COPD hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích phổi khác. Các dấu hiệu và triệu chứng của COPD thường bắt đầu ở những người 40 tuổi trở lên. Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi có xuất hiện tổn thương phổi và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc. Tổn thương trong tắc nghẽn phổi mạn tính ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính < 2mm và nhu mô phổi. Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể bao gồm: Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất; Thở khò khè; Tức ngực; Ho có đờm kéo dài; Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên; Thiếu năng lượng; Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau); Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân. Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh Những người mắc bệnh cũng có khả năng trải qua các đợt cấp trong đó các biểu hiện trên có thể trở nên tồi tệ hơn so với sự thay đổi thông thường hàng ngày và kéo dài ít nhất vài ngày. Trong những trường hợp nặng có thể phải nhập viện, điều trị kháng sinh, thở máy, corticoid…chức năng hô hấp giảm sút, thời gian sống còn bị rút ngắn lại. Khi xuất hiện các biểu hiện ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường chủ quan cho rằng những cơn ho, khạc đờm là bệnh bình thường. Từ đó, không có các can thiệp kịp thời, dẫn đến tiếp tục tiến triển nặng lên đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Ban đầu, tình trạng khó thở thường chỉ xuất hiện khi gắng sức, càng về sau cơn khó thở càng xuất hiện thường xuyên hơn, và đến giai đoạn cuối cùng người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi trên giường. Để đánh giá mức độ khó thở, có thể sử dụng thang phân mức độ theo tác giả Sadoul:  Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên Mức độ 2: Khó thể khi leo dốc Mức độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt Nguyên nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Có 2 yếu tố có thể là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Các yếu tố nội tại bao gồm: Tình trạng thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin Các yếu tố do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp…   Hút thuốc lá chiếm hơn 90% các trường hợp mắc bệnh. Khoảng 20-30% số người hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của COPD. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp do tiếp xúc bụi nghề nghiệp xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân xây dựng, thợ dệt, công nhân làm việc tại các xưởng luyện kim, nông dân là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh. Các yếu tố gây bệnh bao gồm: khí độc, xi măng, các sản phẩm than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp.  Đợt cấp COPD là tình trạng biến đổi cấp tính của triệu chứng hô hấp từ giai đoạn ổn định của bệnh trở nên xấu đột ngột vượt quá những dao động hàng ngày, đòi hỏi phải thay đổi điều trị thường quy của bệnh nhân COPD. Các yếu tố khác như nhiễm độc không khí không phải là nguyên nhân trực tiếp, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh bao gồm: Chứa yếu tố làm bệnh nặng lên về lâu dài và tăng nguy cơ tử vong ở những người suy hô hấp nặng. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên những người ở độ tuổi ngoài 40, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc khói bụi kéo dài. Kết quả chẩn đoán được xác định khi thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn cố định.  Đo chức năng hô hấp (hô hấp ký) là xét nghiệm cho phép kiểm tra và phát hiện mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Xét nghiệm này cho biết thông tin chính xác về lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và trong phổi. Đây là thăm dò khá đơn giản và hầu như không gây đau đớn, khó chịu hay tai biến cho bệnh nhân.  Hô hấp ký là xét nghiệm cần thiết để: Chẩn đoán xác định COPD và phân biệt bệnh với các bệnh phổi khác như hen phế quản;  Đánh giá sớm mức độ tắc nghẽn phế quản;  Theo dõi tiến triển của bệnh;  Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài đo chức năng hô hấp đơn thuần, những thăm dò chức năng phổi hữu ích trong đánh giá bệnh bao gồm: Đo dung tích toàn phổi, đo thể tích khí cặn, khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO). Dựa vào các kết quả đo chức năng thông khí ở phổi, bác sĩ có thể chia bệnh thành các giai đoạn khác nhau: COPD giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này, bệnh nhân có viêm niêm mạc đường thở, tăng tiết đờm. Trên lâm sàng thường bệnh nhân có biểu hiện ho khạc đờm kéo dài, có thể xuất hiện khó thở khi tiếp xúc các yếu tố nguy cơ như khói thuốc, khói bếp, hoặc khi thay đổi thời tiết. COPD giai đoạn muộn hơn: Ở giai đoạn này bệnh đã tiến triển nặng hoặc rất nặng. Bệnh nhân có hiện tượng khó thở khi gắng sức, những trường hợp nặng (giai đoạn 4), người bệnh có khó thở khi gắng sức nhẹ hoặc liên tục. Ngoài ra, người bệnh có thêm các biểu hiện đi kèm như: phù chân, tím môi… Bệnh COPD có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Cho đến nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể được kiểm soát tình trạng bệnh và giảm số đợt cấp cần nhập viện. Khi đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần lưu ý tuân theo các chỉ dẫn: Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc; Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng cách; Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu; Hiểu về bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ hoặc nhập viện cấp cứu.  Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh bao gồm các thuốc corticoid, thuốc giãn phế quản. Nhìn chung, các thuốc đường hít, phun thường được ưu tiên sử dụng hơn so với thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Điều trị bằng thuốc giãn phế quản được chỉ định khi có khó thở, tuy nhiên hiệu quả của thuốc giãn phế quản trong COPD không phải lúc nào cũng được như mong muốn.  Trên đây là bài viết BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
366
Bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn
Bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn
Do cấu tạo giải phẫu của Tai - Mũi - Họng là các hốc tự nhiên thông với nhau và thông với bên ngoài, do đó bệnh tai mũi họng mà bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh, viêm tai vì Tai - mũi – họng thông với nhau; viêm họng - mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang. Sau đây là 7 bệnh tai mũi họng thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn. Tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em.   Viêm tai giữa Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae. Những trường hợp khác bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Trong số các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai là Haemophilus influenzae. Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ bình thường của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên. Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vòm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm tai giữa. Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt sẽ trở thành Viêm tai giữa mạn tính, Viêm tai xương chũm mạn tính. Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực,... Viêm họng Viêm niêm mạc ở họng, người lớn sẽ có các triệu chứng như viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, trụ sau amidan, thành sau họng. Có thể có giả mạc ở họng và amidan, đau rát họng, khát nước, đau mình mẩy. Hạch viêm vùng góc hàm, sốt, ớn lạnh, nhức đầu. So với người lớn, viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa cao. Viêm họng thường gặp ở trẻ bao gồm: Viêm họng cấp tính: Tình trạng bệnh được cải thiện sau vài ngày và bắt đầu thuyên giảm rõ rệt sau 7-10 ngày. Viêm họng mãn tính (Viêm họng hạt, Viêm họng mủ): Bệnh kéo dài không khỏi, có xu hướng tái phát nhiều lần Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nguyên nhân của viêm họng cấp thường là virus hoặc vi khuẩn.Viêm họng cấp thường tự hết sau 5-7 ngày ở người lớn và trẻ lớn, 1-2 tuần với trẻ nhỏ mà hiếm khi để lại biến chứng. Virus có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng cấp hoặc viêm hô hấp trên, chẳng hạn như bệnh cảm lạnh thông thường, viêm họng gây ra bởi virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi, chỉ cần một vài điều trị hỗ trợ như: nghỉ ngơi, súc họng, giảm sốt, giảm đau. Viêm họng mạn tính là viêm lan tỏa ở họng, rất hay gặp và thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính hay đôi khi với viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Viêm amidan Viêm amidan cũng là bệnh lý viêm nhiễm rất thường gặp ở trẻ em do khả năng đề kháng kém và vị trí ngay hầu họng dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Thường viêm Amidan chỉ gây cảm giác đau họng, sốt cao, nuốt đau trong một vài ngày. Khi tình trạng sưng viêm được kiểm soát, bệnh sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên cần cẩn thận viêm amidan tái phát nhiều lần ở trẻ em, gây triệu chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu amidan bị tổn thương nặng, khả năng sản xuất kháng thể kém đi thì đây có thể trở thành ổ viêm cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Lúc này cần loại bỏ amidan khi nó gây ra nhiều biến chứng hoặc các rủi ro bệnh tây mới có thể điều trị triệt để, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe tốt, đủ đáp ứng mới có thể phẫu thuật cắt amidan. Viêm mũi xoang Viêm mũi xoang ở trẻ xảy ra khi niêm mạc mũi và niêm mạc các xoang cạnh mũi bị tấn công, viêm nhiễm do nhiều tác nhân như: vi khuẩn, virus, nấm, dị ứng,… Viêm mũi xoang rất thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở thể bệnh cấp tính, viêm mũi xoang ở trẻ thường không gây triệu chứng không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không chăm sóc điều trị tốt, bệnh tiến triển mạn tính rất khó điều trị, dễ tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời gian viêm mũi xoang ở các thể kéo dài khác nhau như: Viêm mũi xoang cấp tính: Thường khỏi trong thời gian dưới 4 tuần. Viêm mũi xoang bán cấp: Thường kéo dài trong khoảng từ 4 - 8 tuần Viêm mũi xoang mạn tính: Bệnh rất khó thuyên giảm và đáp ứng điều trị tốt, kéo dài với thời gian từ 8 - 12 tuần. Trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng, thường xuyên ốm hoặc mắc bệnh đường hô hấp trên không điều trị tốt có nguy cơ bị viêm mũi xoang cao nhất. Hơn nữa, bệnh dễ tiến triển gây viêm mạn tính, lây cho nhiều cơ quan khác trong hệ cơ quan tai - mũi - họng. Vì thế dù là bệnh hô hấp thường gặp nhưng không được chủ quan khi trẻ nhỏ mắc viêm mũi xoang, điều trị và chăm sóc tốt ngay từ đầu vừa giúp điều trị hiệu quả vừa ngăn ngừa được biến chứng. Viêm mũi xoang dị ứng Bệnh này không quá thường gặp nhưng lại là bệnh lý “ác mộng” của những trẻ có cơ địa niêm mạc mũi - xoang nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi nhiều tác nhân. Tác nhân gây dị ứng có thể là phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, thực phẩm,… Khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng, trẻ thường có biểu hiện hắt hơi, ngứa và chảy nước mũi, ngạt thở,… Tình trạng này có thể cải thiện khi tách xa khỏi dị nguyên gây dị ứng và điều trị giảm triệu chứng, tuy nhiên nếu không xác định được dị nguyên chính xác, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào và triệu chứng nặng nề hơn. Hội chứng ngưng thở khi ngủ Trẻ có thể mắc hội chứng này với các triệu chứng thường gặp như: thức giấc thường xuyên giữa giấc ngủ, ngáy to, thở khò khè và đôi khi có cơn ngừng thở hoàn toàn, cơ thể bứt rứt bồn chồn. Nhiều trẻ còn gặp ác mộng hoặc đái dầm không kiểm soát. Trẻ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ bị ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ nên thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày nhưng thức giấc, tăng hoạt động quá mức về đêm. Các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nhỏ béo phì, chậm lớn, suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn trẻ bình thường. Trên đây là bài viết Bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
338
Điếc đột ngột
Điếc đột ngột
Điếc đột ngột có thể xảy ra đột ngột hoặc xảy ra trong vòng vài giờ. Hiện vẫn chưa rõ chính xác nguyên nhân gì gây ra mất thính lực đột ngột và các chuyên gia Y tế trên thế giới đang tìm cách để hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Ảnh hưởng của điếc đột ngột từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào các yếu tố sức khỏe khác và có khả năng trở thành điếc vĩnh viễn. Mất thính lực đột ngột cũng có thể xảy ra cùng với chứng ù tai. Điếc đột ngột là tình trạng gì? Điếc đột ngột là một dạng điếc thần kinh giác quan, xảy ra đột ngột, nhanh từ vài giờ đến vài ngày với thính lực đồ điếc tiếp nhận từ 30 dB (đề xi ben), ít nhất 3 tần số liên tục. Sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không được thuận lợi là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh. Tình trạng thường xuất hiện ở một tai bởi vấn đề về các cơ quan cảm giác của tai trong, phổ biến ở người trưởng thành và người già. Tuy nhiên, hiện nay trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải, và thường khó phát hiện hơn. Điếc đột ngột   Nguyên nhân điếc đột ngột Có rất nhiều các rối loạn ảnh hưởng đến tai có thể gây ra điếc đột ngột nhưng chỉ có 10% những người được chẩn đoán mắc điếc đột ngột có nguyên nhân có thể xác định được, như: Nhiễm trùng. Chấn thương đầu. Bệnh tự miễn. Tiếp xúc với một số loại thuốc điều trị ung thư hoặc nhiễm trùng nặng. Vấn đề lưu thông máu. Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng. Rối loạn tai trong, chẳng hạn như bệnh Ménière. Chẩn đoán điếc đột ngột Người bệnh có triệu chứng điếc đột ngột, đầu tiên bác sĩ sẽ loại trừ mất thính lực do tắc nghẽn tai ngoài, chẳng hạn như chất lỏng hoặc ráy tai. Đối với điếc đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng, có thể xác định được khi đo thính lực đơn âm (tên tiếng Anh là Pure Tone Audiometry) trong vài ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng để xác định bất kỳ mất thính giác thần kinh giác quan (sensorineural hearing loss). Với xét nghiệm đo thính lực đơn âm, bác sĩ có thể đo được mức độ lớn của các tần số hoặc âm vực khác nhau cần phải có trước khi người bệnh có thể nghe thấy. Dấu hiệu của điếc đột ngột có thể là mất ít nhất 30 decibel (decibel là thước đo cường độ âm thanh) trong ba tần số được kết nối trong vòng 72 giờ. Nếu người bệnh được chẩn đoán bị điếc đột ngột, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, những xét nghiệm này có thể xét nghiệm máu, hình ảnh (thường là hình ảnh cộng hưởng từ hoặc MRI) và xét nghiệm cân bằng (balance tests). Các giải pháp điều trị bệnh Điếc đột ngột do nhiều tác nhân gây ra nên việc xác định nguyên nhân cụ thể là rất khó. Có đến 85 - 90% bệnh nhân không tìm được lý do gây bệnh. Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị được sản xuất với tiêu chí hướng đến bao vây các nguồn gây bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với những bệnh nhân không tìm thấy nguyên nhân: Corticosteroids, oxy cao áp liệu pháp, quan sát và đánh giá lại thính lực đồ bệnh nhân, thiết bị trợ thính,… Với các bệnh nhân đã tìm thấy được lý do gây bệnh: Với mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chữa trị với những phương pháp phù hợp và thường xuyên theo dõi tình hình bệnh. Bệnh nhân cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng các chất có hại cho cơ thể như bia, rượu,… Biện pháp phòng tránh  Để đảm bảo tai bạn được an toàn, phòng tránh điếc đột ngột, cần lưu ý những điểm sau. Bảo vệ và tuyệt đối không để bị chấn thương ở vùng đầu (tai). Sử dụng dụng cụ riêng để lấy ráy tai. Cần có thời gian nghỉ ngơi thư giãn mỗi ngày tránh stress. Những nơi có tiếng ồn lớn, tránh đến. Hạn chế dùng tai nghe. Giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân khi ra đường bằng cách mang khẩu trang để tránh nguy cơ lây bệnh siêu vi. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, hạn chế bia, rượu, thuốc lá,…  Khi đã mắc các bệnh nội khoa như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tĩnh mạch,… các bệnh viêm nhiễm siêu vi không nên làm việc nhiều, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất kết hợp với điều trị của bác sĩ. Không làm việc trong môi trường quá ồn. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn. Trên đây là bài viết Điếc đột ngột, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
306
Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?
Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?
Nhiều chị em phụ nữ đôi khi đến “ngày đèn đỏ” thì thấy máu kinh nguyệt ra nhiều bất thường, ảnh hưởng đến công việc lẫn sinh hoạt hàng ngày. Vậy chảy máu kinh nguyệt nhiều như thế có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và xử lý như thế nào? Tình trạng máu kinh ra nhiều có phổ biến không? Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khá phổ biến. Có khoảng một phần ba số nữ giới phải tìm cách xử lý tình trạng này mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu không bình thường, cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho việc sinh hoạt của chị em trở nên khó khăn, bất tiện. Nếu nhận thấy chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, hãy đi thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán chính xác. Minh họa cho tình trạng kinh nguyệt ra quá nhiều   Dấu hiệu kinh nguyệt ra quá nhiều Như đã nói ở trên, thời gian hành kinh thường từ 3 - 7 ngày, nếu kéo dài trên 7 ngày được gọi là rong kinh. Nhiều trường hợp kéo dài, kèm theo lượng máu kinh mỗi lần thay băng thường rất nhiều (2 - 3 tiếng đã phải thay băng). Tình trạng ra máu ồ ạt này nếu diễn ra trong cả ngày hoặc nhiều giờ liên tiếp thì đó là kinh nguyệt quá nhiều. Đôi khi máu kinh kèm them theo cả những cục máu đông rất lớn thì cũng báo hiệu biểu hiện bất thường về sức khỏe. Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không? Liệu kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn tùy thuộc là lượng máu có nhiều ở mức độ nào. Đồng thời phải khám để xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng máu kinh ra nhiều thì mới biết được mức độ nguy hiểm của bệnh. Khi chưa được chẩn đoán thì ảnh hưởng trước hết của tình trạng này là chị em sẽ bị thiếu máu do bị mất máu quá nhiều. Biểu hiện ban đầu là gây choáng váng, mệt mỏi, da xanh xao. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý và cần được thăm khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.  Nguyên nhân gây ra chảy máu kinh nguyệt ồ ạt? Có nhiều nguyên do khiến cho hiện tượng chảy máu kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân có thể kể đến, bao gồm: U xơ và polyp tử cung Lạc nội mạc tử cung Ngày rụng trứng không đều đặn Rối loạn chảy máu Aspirin và các nhóm thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt càng nặng hơn Sử dụng dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai) Ung thư nội mạc tử cung Các nguyên nhân khác: liên quan đến mang thai (chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung và sảy thai), viêm vùng chậu... Phải làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều? Việc đầu tiên khi có hiện tượng kinh nguyệt ra quá nhiều là bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhà để sớm có biện pháp điều trị. Việc điều trị trước tiên sẽ ưu tiên việc cầm máu cho bệnh nhân. Bao gồm: - Kháng sinh chống nhiễm trùng. - Thuốc có tử cung như: oxytocin, ergometrin,... - Thuốc giúp đông máu như: transamin. - Nạo buồng tử cung cầm màu. - Sử dụng thuốc có chưa nội tiết hormon. Sau khi cầm máu thành công, sẽ tiến hành điều trị theo nguyên nhân: - Với u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung: phẫu thuật cắt khối u hoặc thuyên tắc động mạch tử cung. - Polyp buồng tử cung: nội soi buồng cắt polyp gửi GPB. - Polyp cổ tử cung: xoắn hoặc đốt polyp cổ tử cung. - Ung thư cổ tử cung: phẫu thuật khiết hợp với xạ trị, hoá trị tuỳ theo giai đoạn. - Rối loạn hormon nội tiết: dùng thuốc có chứa hormon nội tiết dự phòng máu kinh ra nhiều kẻ các chu kỳ sau. Để phòng tránh những trường hợp bất thường có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, các chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ. Khám phụ khoa ít nhất 6 tháng 1 lần. Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là cách tốt nhất để đề phòng các bệnh về tử cung, phát hiện sớm các yếu tố bất thường hoặc nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh để xử trí kịp thời. Đồng thời nhanh chóng phát hiện các bệnh nguy hiểm ngay trong giai đoạn sớm nhất để điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng về sau.  Như vậy, việc kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không chúng ta đã có câu trả lời. Việc mất máu quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng. Đây còn là biểu hiện bệnh ký, do đó các chị em cần chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe, không nên chủ quan trước bất cứ bất thường nào. Trên đây là bài viết Kinh nguyệt ra nhiều, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
360
Vai trò của hormone LH trong quá trình mang thai?
Vai trò của hormone LH trong quá trình mang thai?
Kiến thức về Hormone LH, thời điểm mức độ hormone tăng lên và mối quan hệ giữa sự gia tăng và khả năng sinh sản này rất quan trọng đối với phụ nữ đang cố gắng có thai. Có một số cách để theo dõi sự gia tăng LH hàng tháng. Trong bài viết dưới đây sẽ mô tả các phương pháp theo dõi, thời gian tăng kéo dài bao lâu và cách sử dụng chúng để tăng tỷ lệ mang thai. Hormone tạo hoàng thể (LH) là gì? Hormone LH, hay hormone tạo hoàng thể, giống như hormone kích thích nang trứng (FSH), là hormone tuyến sinh dục được sản xuất và giải phóng bởi các tế bào phần trước tuyến yên. Hormone này đóng quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng của tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới. Ở phụ nữ, LH thực hiện các vai trò khác nhau trong hai nửa của chu kỳ kinh nguyệt. Trong tuần đầu tiên và tuần thứ hai của chu kỳ, cơ thể cần LH để kích thích các nang noãn trong buồng trứng để sản xuất nội tiết tố sinh dục nữ - Estradiol. Vào khoảng ngày 14 của chu kỳ, nồng độ LH gia tăng làm cho nang noãn bị vỡ và giải phóng một noãn bào trưởng thành (trứng) từ buồng trứng, chính là quá trình mà chúng ta gọi là sự rụng trứng. Trong phần còn lại của chu kỳ (tuần thứ 3 đến tuần thứ 4), phần còn lại của nang noãn tạo thành một hoàng thể. LH kích thích hoàng thể sản xuất progesterone, là hormone cần thiết để hỗ trợ giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu sự thụ tinh xảy ra. Cơ chế kiểm soát hormone LH Việc kiểm soát hormone LH tiết ra từ phần trước tuyến yên được điều hòa thông qua một hệ thống gọi là trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục. Hormone giải phóng Gonadotropin được giải phóng từ vùng dưới đồi và liên kết với các thụ thể ở tuyến yên trước để kích thích cả quá trình tổng hợp và giải phóng LH (và FSH (hormone kích thích nang trứng)). LH được giải phóng vào máu, nơi nó liên kết với các thụ thể trong tinh hoàn và buồng trứng để điều chỉnh sự tiết hormone của chúng và sản xuất tinh trùng hoặc trứng. Sự giải phóng hormone từ tuyến sinh dục có thể ức chế sự tiết hormone giải phóng gonadotropin và đến lượt nó, LH từ phần trước tuyến yên. Khi mức độ hormone từ các tuyến sinh dục giảm, điều ngược lại xảy ra và hormone giải phóng gonadotropin và do đó LH tăng lên. Cơ chế này được gọi là phản hồi tiêu cực. Việc tinh chỉnh giải phóng LH rất quan trọng để duy trì khả năng sinh sản. Bởi vì điều này, các hợp chất được thiết kế bắt chước hoạt động của hormone giải phóng gonadotropin, hormone kích thích hoàng thể và hormone kích thích nang trứng được sử dụng để kích thích chức năng tuyến sinh dục trong các kỹ thuật hỗ trợ thụ thai như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đo nồng độ LH có trong nước tiểu có thể được sử dụng để dự đoán thời điểm tăng LH ở phụ nữ và dựa trên đó để dự đoán thời điểm rụng trứng. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng trong các bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng được sử dụng cho các cặp vợ chồng muốn thụ thai. Chỉ số LH bao nhiêu là bình thường Hormone LH cùng với Hormone FSH đều được tạo ra từ vùng tuyến yên và nằm dưới sự điều khiển của GnRH vùng dưới đồi. Giá trị bình thường của Hormone LH vào khoảng 20UI/ l để làm xét nghiệm. Nồng độ LH khi đạt đỉnh lúc phóng noãn sẽ rơi vào khoảng 40-80 IU/l và kéo dài ít nhất 17 giờ (giúp noãn trưởng thành). Giai đoạn nang trứng, hoặc bắt đầu chu kỳ: 1.68 - 15 IU/L Giai đoạn rụng trứng vào khoảng giữa chu kỳ: 21,9 - 566,6 IU/L Giai đoạn hoàng thể, kết thúc chu kỳ: 0,61 - 16,3 IU/L Đối với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, phạm vi bình thường là 14,2 - 52,5 IU/L. Khi nồng độ LH quá cao Nồng độ hormone LH quá cao có thể là dấu hiệu của vô sinh. Do sự tiết hormone LH được kiểm soát chặt chẽ bởi trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục, nồng độ LH cao trong máu cho thấy sản xuất steroid sinh dục từ tinh hoàn hoặc buồng trứng giảm.  Hội chứng buồng trứng đa nang cũng là tình trạng phổ biến ở chị em phụ nữ có liên quan đến nồng độ LH cao và giảm khả năng sinh sản. Đó là khi sự mất cân bằng giữa hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng có thể gây ra tình trạng sản xuất testosterone bất thường. Khi nồng độ hormone LH quá thấp Khi LH quá thấp cũng sẽ dẫn đến vô sinh ở cả phái nam và phái nữ, do chúng ta cần LH để hỗ trợ chức năng buồng trứng và tinh hoàn.  Các phương pháp kiểm tra nồng độ LH hiệu quả nhất Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm tra sự tăng vọt của LH là xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, có rất nhiều chỉ điểm của thời điểm rụng trứng, bao gồm: Nồng độ LH trong nước tiểu Số ngày kể từ kỳ kinh cuối Kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung Tuy nhiên, cách tốt nhất để kiểm tra sự tăng cao của LH chính là: Xét nghiệm máu với chỉ định của bác sĩ Sử dụng bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng (OPK) tại nhà Trên đây là bài viết Vai trò của hormone LH trong quá trình mang thai, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
310
Cắt thận nội soi được chỉ định trong trường hợp nào?
Cắt thận nội soi được chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật cắt bỏ thận nội soi là kỹ thuật hiện đại, thường được áp dụng để điều trị các trường hợp ung thư thận, hoặc thận mất chức năng. Trong phẫu thuật cắt thận nội soi, dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào cơ thể qua các trocar ở đường trong phúc mạc hoặc đường sau phúc mạc. Phẫu thuật cắt thận nội soi là gì? Phẫu thuật cắt thận nội soi bao gồm: cắt thận đơn giản trong bệnh thận lành tính mất chức năng, cắt thận tận gốc hay cắt toàn bộ thận và mỡ quanh thận thành 1 khối trong ung thư tế bào thận, cắt thận với một phần niệu quản đoạn trên hoặc toàn bộ niệu quản trong ung thư niệu mạc của thận hoặc niệu quản và cắt thận người cho trong ghép thận. Phẫu thuật có thể được thực hiện qua đường trong phúc mạc hoặc sau phúc mạc. Thận được lấy ra toàn vẹn qua đường mở nhỏ sườn thắt lưng hoặc bệnh phẩm được cắt nhỏ và được lấy qua đường mổ mở rộng lỗ trocar. Mổ nội soi cắt thận trong trường hợp ung thư thận   Cắt thận nội soi được chỉ định trong trường hợp nào? Cắt thận nội soi được chỉ định trong các trường hợp sau đây:  Các bệnh thận lành tính và thận đã mất chức năng, xác định bằng chụp đồng vị phóng xạ cho thấy chức năng thận kém ( < 10%) hoặc chẩn đoán hình ảnh (CTScan) cho kết quả thận ứ nước độ IV. Các nguyên nhân thường gặp:  Thận ứ nước mất chức năng do sỏi niệu quản, sỏi bể thận niệu quản.  Thận ứ nước mất chức năng do bệnh lý bẩm sinh: Hội chứng hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, phình to niệu quản hay trào ngược bàng quang - niệu quản.  Thận ứ nước mất chức năng do hẹp niệu quản sau mổ.  Tăng huyết áp do mạch thận: Hẹp động mạch thận, thận teo nhỏ.  Bệnh thận đa nang mất chức năng. Ung thư: Ung thư tế bào sáng của thận (RCC: T1 - T3a), ung thư tế bào chuyển tiếp đường bài xuất bể thận hoặc niệu quản (TCC) Cắt thận nội soi trên người cho sống để ghép thận. Cắt thận nội soi diễn ra thế nào? 4.1. Chuẩn bị ● Xét nghiệm cơ bản và đánh giá sự bù trừ chức năng của bên thận còn lại. ● Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có cản quang để xác định nguyên nhân bệnh lý và đánh giá chức năng thận hai bên. Có thể cần chụp niệu quản - bể thận ngược dòng nếu cần thiết. ● Chụp đồng vị phóng xạ để xác định chức năng của mỗi thận, phần trăm giảm hoặc mất chức năng của thận bệnh lý. ● Siêu âm Doppler mạch máu thận, chụp động mạch thận xác định tăng huyết áp do teo, hẹp động mạch thận. ● Chuẩn bị mổ theo quy định. 4.2. Tiến hành phẫu thuật Phẫu thuật mổ nội soi thận được tiến hành qua các bước chính sau: Bước 1: Tư thế Người bệnh nghiêng 75° đối với mổ nội soi qua phúc mạc và nghiêng 90° đối với mổ nội soi sau phúc mạc, độn ở dưới sườn thắt lưng bên đối diện. Bước 2: Gây mê Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, đặt thông mũi dạ dày, đặt thông niệu đạo lưu. Bước 3: Chọn vị trí và đặt trocar Trong phẫu thuật nội soi, các dụng cụ được đưa vào ổ bụng qua các trocar. Trong mổ cắt thận nội soi có thể chọn vị trí trocar ở: ● Đường qua phúc mạc: Đối với bên phải dùng 4 trocar, bên trái dùng 3 trocar. Mở nhỏ phúc mạc và đặt trocar đầu tiên l0mm ở vị trí cạnh rốn, đây là vị trí camera với ống kính 30 độ. Các trocar còn lại gồm có 2 trocar l0mm ở vị trí trên mào chậu và dưới bờ sườn, 1 trocar 5mm ở đường giữa rốn và mũi ức. ● Đường sau phúc mạc: Trocar 1: 10mm được đặt theo phương pháp mở ở vị trí trên mào chậu trên đường nách giữa để dùng camera với ống kính 30°. Trocar 2: 10mm ở đầu dưới xương sườn XII. Trocar 3: 5mm trên đường nách trước sao cho 3 trocar hợp thành tam giác. Có thể thêm trocar thứ 4 (5mm) trên đường nách trước, dưới bờ sườn. Bước 4: Tạo khoang sau phúc mạc Rạch da 1cm vị trí trocar 1, dùng Pince tách cân cơ vào khoang SPM, đưa bóng tự tạo bằng ngón tay găng vào và bom 400 - 600ml không khí để nong rộng. Đặt các trocar tiếp theo dùng dụng cụ phẫu tích rộng phẫu trường. Bước 5: Cắt thận ● Cắt thận nội soi qua phúc mạc Đối với cắt thận phải: Mở phúc mạc thành sau, đẩy đại tràng và tá tràng vào giữa, vén gan lên cao. Phẫu tích niệu quản khỏi mạch sinh dục cho tới cực dưới thận và rốn thận. Bộc lộ mặt trước tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận, động mạch thận nằm sau tĩnh mạch được tách riêng rẽ. Đối với cắt thận trái: Sau khi mở dọc mạc Toldt trái, cắt dây chằng lách - đại tràng thì đẩy lách và đại tràng trái vào trong, giải phóng cực dưới thận, niệu quản và bộc lộ động mạch tĩnh mạch thận. Phẫu tích động mạch, clip hemolock và cắt rời động mạch trước, sau đó clip hemolock, cắt rời tĩnh mạch. Đồng thời clip cắt tĩnh mạch thượng thận trái và tĩnh mạch sinh dục trái đổ vào tĩnh mạch thận. Thận được giải phóng lên cực trên, cực dưới và mặt sau. Niệu quản được giải phóng, clip và cắt xuống thấp. Áp lực ổ bụng được giảm xuống dưới 5mmHg để kiểm tra chảy máu vùng phẫu tích và mỏm cắt cuống thận. Bệnh phẩm được cắt nhỏ trong túi nội soi và lấy ra qua lỗ trocar. ● Cắt thận nội soi sau phúc mạc Mở cân Gerota, bóc tách, đẩy phúc mạc ra trước và đi vào lớp mỡ quanh thận. Phẫu tích qua cực dưới thận để bộc lộ niệu quản lên đến rốn thận, bộc lộ cực dưới thận, mặt sau và mặt trước sau đó bộc lộ cực trên thận. Đẩy thận ra trước và bộc lộ cuống thận, hoặc đi theo tĩnh mạch sinh dục bên trái để tìm tĩnh mạch thận. Phẫu tích lớp mỡ mặt trước và sau cuống thận. Nếu đi mặt sau sẽ bộc lộ được động mạch thận đầu tiên, nếu phẫu tích mặt trước sẽ bộc lộ được tĩnh mạch thận đầu tiên. Clip, hemolock và cắt động mạch thận trước. Tĩnh mạch thận có thể buộc tăng cường bằng chỉ khi clip để thu nhỏ đường kính, và cắt rời. Bộc lộ các động - tĩnh mạch thận phụ đi vào rốn thận và các động - tĩnh mạch cực thận đi vào các cực thận và tuyến thượng thận. Giải phóng quanh thận và niệu quản, clip cắt niệu quản xuống thấp, cắt toàn bộ thận, cầm máu các nhánh mạch xuất phát từ khối cơ thắt lưng và các mạch trong lớp mỡ quanh thận bằng đốt điện hay clip 5mm. Giảm áp lực bơm hơi xuống 5 - 10mmHg, phát hiện kỹ các điểm chảy máu ở vị trí hay gặp như: tĩnh mạch sinh dục, cuống thận, tuyến thượng thận, mỏm cắt niệu quản. Bệnh phẩm được cho vào trong túi nilon, lấy qua trocar đầu tiên. Lưu ý đối với cắt thận để ghép Cuống mạch thận được cặp cắt, có thể cắt tĩnh mạch được trước sau đó cắt động mạch sau. Thận được lấy toàn vẹn ra ngoài qua đường mở nhỏ ở thành bụng nối giữa 2 trocar đầu tiên, hoặc sau khi phẫu tích qua nội soi sẽ mở thành bụng trước, cặp cuống thận, sau đó cắt rời và lấy toàn vẹn ra ngoài. Theo dõi và xử trí tai biến Một số tai biến có thể gặp: ● Trong khi phẫu thuật: Rách phúc mạc, rách màng phổi, thủng cơ hoành, chảy máu do tổn thương tĩnh mạch chủ,... ● Sau phẫu thuật có thể gặp là Chảy máu trong ổ bụng, Tụ dịch hoặc áp xe tồn dư trong ổ bụng,.. Do đó, theo dõi và xử trí tai biến được thực hiện cả trong và sau khi phẫu thuật. Trên đây là bài viết Cắt thận nội soi được chỉ định trong trường hợp nào, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
334
Tập luyện phục hồi chức năng sau xạ trị ung thư đầu cổ
Tập luyện phục hồi chức năng sau xạ trị ung thư đầu cổ
Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng để phục hồi chức năng cho bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ. Vật lý trị liệu rất có lợi trong việc giúp khôi phục mô tế bào, sự mềm dẻo của mô, phạm vi chuyển động, sức mạnh, và sự tái kiểm soát tư thế nhằm khôi phục chức năng cho tất cả các vùng bị ảnh hưởng của cơ thể. Tại sao cần phải phục hồi chức năng sau xạ trị? Trong quá trình xạ trị, thường có sự chấn thương mô, cũng như sự viêm của các mô. Viêm tại chỗ cuối cùng dẫn đến sự hình thành mô sẹo, có thể gây tổn thương mô, mất tính di động và tính linh hoạt của da trong trường chiếu xạ. Ở vùng đầu và vùng cổ, điều này có thể gây khó khăn cho các cử động cổ, mặt và hàm. Ở hốc miệng, tình trạng xơ hóa sẽ gây trở ngại cho việc há miệng, nói và nuốt. Ở chân và phần dưới, điều này có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong vận động, cũng như những khó khăn về chức năng khi đi bộ, chạy, cân bằng, vv xạ trị vùng cổ   Khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị liệu pháp vật lý trị liệu? Thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị vật lý trị liệu là trong giai đoạn đầu của xạ trị. Điều này sẽ giúp làm giảm viêm cục bộ, và càng giảm viêm bằng liệu pháp vật lý thì sự xơ hóa mô sẹo sẽ ít xảy ra hơn. Bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu nên tìm hiểu và tương tác với chương trình xạ trị của bác sĩ xạ trị và sắp xếp các biện pháp điều trị vật lý phù hợp để bệnh nhân có thể đáp ứng cả hai cuộc hẹn theo cách hiệu quả nhất và kịp thời. Mục tiêu phục hồi trong/sau khi xạ trị là gì? Có nhiều mục đích, bao gồm những điều sau đây: Tăng cường chữa lành các mô da và mô dưới da Giảm sự hình thành mô sẹo Giảm thiểu đau, sưng và viêm Cải thiện phạm vi chuyển động Tối đa hóa tính di động chi Tối đa hóa chức năng Tái hồi phục khả năng tập thể dục, sở thích và cuộc sống nghề nghiệp / xã hội Vật lý trị liệu là gì? Vật lý trị liệu có thể nói là một hoạt động điều trị mà khi bệnh nhân tích cực tham gia vào. Nó hoạt động tốt nhất khi bệnh nhân làm việc cùng với bác sĩ vật lý trị liệu để giúp bệnh nhân phục hồi. Họ sẽ hướng dẫn bệnh nhân những lời khuyên và thông tin về những gì bệnh nhân có thể làm để giúp cho chính mình. Vai trò của nhà vật lý trị liệu Vai trò của chuyên viên vật lý trị liệu là đánh giá nhu cầu của bệnh nhân, xác định bất kỳ vấn đề nào có thể được giúp đỡ bởi liệu pháp vật lý và lập kế hoạch điều trị cá nhân cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường sẽ được đánh giá vào một ngày sau khi xạ trị, và sẽ được xem xét theo yêu cầu cho đến khi bệnh nhân rời khỏi bệnh viện, hoặc cho đến khi không cần phải tập vật lý trị liệu nữa. Vật lý trị liệu có thể bao gồm: Kỹ thuật thở Tư vấn về tư thế Phục hồi chức năng di động nói chung (di chuyển xung quanh) Tập thể dục, vai và hàm Tập vận động cho các bệnh nhân Xạ trị vùng đầu cổ Hiện nay, xạ trị dần trở thành một trong ba phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu – cổ. Ngoài những tác dụng to lớn thì xạ trị cũng gây ra những tác dụng không mong muốn. Các bài tập vật lý trị liệu chính là chìa khóa để hạn chế biến chứng, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân.  Xạ trị có thể làm cho các tổ chức mô mềm vùng đầu cổ bị biến đổi gây nên tình trạng viêm, lâu ngày dẫn đến biến chứng xơ chai vùng đầu cổ và làm mất đi sự chuyển động bình thường của vùng đầu cổ. Trong đó các biến chứng hay gặp sau xạ trị vùng đầu cổ thường gặp là xơ cứng vùng cổ, khít hàm hay hạn chế há miệng và khó nuốt, nuốt khó, nuốt vướng, khô miệng. Để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng trên xảy ra, ngay trong lúc xạ trị và sau khi xạ trị bệnh nhân phải thường xuyên luyện tập các động tác vận động vùng đầu cổ theo các hướng dẫn sau: Gập cổ, ngửa cổ, nghiêng đầu  Động tác gập cổ: giữ trong 5s, từ từ gập cổ xuống Động tác ngửa cổ: Từ từ ngửa cổ về phía sau, giữ trong 5s Động tác nghiêng đầu sang trái, phải: Giữ trong 5s Há miệng.  Há miệng rộng nhất có thể, giữ trong 5s, lặp lại 5-10 lần Thè lưỡi, chuyển động lưỡi Thè lưỡi tối đa, giữ trong 5s.  Động tác nâng, và hạ đầu lưỡi, thè lưỡi ra ngoài, di chuyển đầu lưỡi tối đã chạm mũi, chạm cằm, sang 2 bên, trái phải giữ trong 5s Hít sâu, giữ nguyên, tập ho Hít sâu, giữ nguyên, sau đó bật ho mạnh nhất có thể, lặp lại 5 lần Tập gốc lưỡi Đưa lưỡi ra ngoài, đặt giữa răng cửa và môi, cố găng nuốt nước bọt, lặp lại từ 5-10 lần Bài tập súc họng Ngửa lên trần nhà, giả vờ như đang súc miệng bằng không khí trong 5s Bài tập nâng đầu Nằm ngửa, vai và đầu trên mặt phẳng, giữ nguyên vai, siết chặt cơ vùng cổ, nâng đầu cố gắng chạm cằm vào ngực. Cố gắng lặp lại 5-10 lần. Bệnh nhân sẽ bắt đầu các bài tập kể từ khi bắt đầu xạ trị. Tập các bài tập mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân hoàn thành được quá trình điều trị cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn về sau này.  Trên đây là bài viết Tập luyện phục hồi chức năng sau xạ trị ung thư đầu cổ, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
315
SỎI THẬN 6-7MM CÓ NÊN PHẪU THUẬT HAY KHÔNG?
SỎI THẬN 6-7MM CÓ NÊN PHẪU THUẬT HAY KHÔNG?
Sỏi thận là một bệnh lý khá bổ biến ở nước ta, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó gặp nhiều ở người cao tuổi. Sỏi thận chiếm đến 50% các bệnh về sỏi, bệnh dễ tái phát và có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là suy thận. Sỏi thận 6 - 7mm có nguy hiểm không? Sỏi thận có diễn biến âm thầm, được hình thành do sự lắng đọng của các chất cặn trong nước tiểu, khi các chất cặn kết tụ lại sẽ tạo thành sỏi. Mới đầu viên sỏi có kích thước nhỏ, thường chưa có biểu hiện gì. Theo thời gian, kích thước viên sỏi tăng dần, khi nó chèn ép gây ứ nước tiểu, nhiễm khuẩn,... sẽ có các biểu hiện như đau hông lưng, tiểu buốt, khi đó bệnh nhân mới đi khám và phát hiện ra sỏi. Thông thường, những viên sỏi có kích thước nhỏ dưới 5mm có khả năng theo nước tiểu thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Với những viên sỏi có kích thước lớn hơn, từ 7mm trở lên khả năng tự đào thải là rất thấp. Các viên sỏi lớn sẽ gây ra những cơn đau ở vùng hông lưng hai bên, tiểu rắt, thậm chí có thể bị nhiễm trùng, sốt,... Lúc này, người bệnh cần phải đi khám ngay để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu người bệnh không có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe sẽ khiến cho kích thước viên sỏi gia tăng nhanh chóng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp tính hay mạn tính, thậm chí có thể gây vỡ thận. sỏi 6-7mm   Người bị sỏi thận 6-7mm nên uống thuốc hay phẫu thuật? Việc chỉ định điều trị sỏi thận phụ thuộc vào hai yếu tố: Kích thước sỏi và sự tác động của sỏi tới thận. Thông thường, với người bị sỏi thận 6mm sẽ được chỉ định điều trị nội khoa, tăng lượng nước tiểu, có một số loại thuốc có khả năng hòa tan một số loại sỏi thường gặp với thành phần hóa học là urat hoặc cystine. Tuy nhiên các loại thuốc này không hòa tan được sỏi canxi trong khi có đến 80% sỏi thận là sỏi canxi. Trong trường hợp sỏi thận có kích thước 7mm, gây tắc nghẽn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần phải can thiệp ngoại khoa. Có thể là mổ mở hoặc mổ nội soi. Với sự phát triển của ngành y tế, ngày nay mổ nội soi là phương pháp được lựa chọn phổ biến nhất. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp người bệnh bị sỏi quá lớn, có biến chứng kèm theo, không thể thực hiện mổ nội soi nên phải được thực hiện mổ mở để lấy sỏi ra ngoài. Các phương pháp điều trị ngoại khoa có thể áp dụng với sỏi thận 6 - 7mm bao gồm: + Nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức : Đây là phương pháp kĩ thuật cao, ít xâm lấn, có thể điều trị những viên sỏi thận có kích thước lớn, đặc biệt là sỏi san hô. + Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu: Phương pháp phẫu thuật dựa trên nguyên tắc của phương pháp nội soi thận qua da chuẩn thức nhưng sử dụng máy nội soi niệu quản kích thước nhỏ. Đây là phương pháp có thể áp dụng cho các viên sỏi có kích thước 15-25mm, ít đau đớn, ít chảy máu và ít gây tổn thương đến chức năng thận. + Phương pháp nội soi niệu quản (Ureteroscopy): Phương pháp này sử dụng ống nội soi niệu quản rất nhỏ để tiếp cận viên sỏi, sau đó sử dụng Laser tán vỡ vụn viên sỏi và hút sỏi ra ngoài bằng ống nội soi. Cuối cùng một ống thông mềm mại được đặt vào hệ tiết niệu, 2 đầu ống cuộn tròn trong bể thận và bàng quang, sau 2 tuần thì rút ống thông ra. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi những ưu điểm ít đau, không có sẹo mổ, thời gian nằm viện ngắn. + Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): Đây là phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả và nhẹ nhàng nhất được áp dụng cho các trường hợp sỏi có kích thước < 15mm. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sẽ sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi, sau đó các mảnh vụn sỏi sẽ được đào thải một cách tự nhiên theo nước tiểu. Tỷ lệ hết sỏi theo phương pháp này từ 55-85%. Như vậy, sỏi thận 6-7mm không phải quá to, cũng không phải còn nhỏ, việc lựa chọn phương pháp điều trị nên phụ thuộc vào loại sỏi, sự tác động của sỏi đến thận cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh. Trên đây là bài viết SỎI THẬN 6-7MM, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
283
Ưu điểm của phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể
Ưu điểm của phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể
Phẫu thuật Phaco được đánh giá là phương pháp mổ đục thủy tinh thể thể an toàn, hiệu quả và tiên tiến nhất. Hiện nay Vinmec là một trong những cơ sở áp dụng kỹ thuật này trong việc điều trị đục thủy tinh thể. Thế nào là phẫu thuật Phaco? Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification) hay còn gọi là công nghệ mổ mắt Phaco hoặc mổ cườm Phaco. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Đây được coi phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Hiện nay ở nước ta, công nghệ mổ mắt Phaco đã trở thành phổ biến với những ưu điểm, Chính vì vậy số lượng bệnh nhân được mổ đục thủy tinh thể theo phương pháp này ngày càng tăng. đục thủy tinh thể   Ưu điểm: Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification: nghĩa là nhũ tương hóa thủy tinh thể) đã được đưa vào áp dụng gần 20 năm nhưng cho đến nay nó vẫn là một kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. Phaco được xem như một “cuộc cách mạng” của ngành nhãn khoa. Nếu các kỹ thuật mổ trước đây kết quả không được khả quan lắm nhưng hiện nay nhờ có Phaco giúp bệnh nhân sau khi mổ có thể nhìn thấy rõ mà không phải mang kính hoặc sử dụng kính nội nhãn. - Phẫu thuật Phaco diễn ra nhanh, an toàn cho người bệnh. - Phẫu thuật không gây đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày. - Vết mổ nhỏ, không cần khâu, giảm hiện tượng loạn thị. - Thị lực của bệnh nhân phục hồi sớm và tốt sau mổ một hoặc vài ngày (nhiều bệnh nhân chỉ vừa rời - bàn mổ đã thấy mắt sáng rõ, dù trước đó nhìn rất mờ như có màn sương trước mặt). - An toàn, giảm các biến chứng của phẫu thuật. - Có thể điều chỉnh một số tật khúc xạ. Nhược điểm: Tuy nhiên, cũng có rất nhiều biến chứng ngoài ý muốn trước và sau quá trình phẫu thuật. Vậy làm thế nào để giảm thiểu các biến chứng đó? Các biến chứng trước phẫu thuật: - Nhỏ thuốc tê, chích gây tê cũng có thể gây ra biến chứng; bệnh nhân dị ứng hoặc sốc thuốc, gây tai biến,… - Khi thực hiện phẫu thuật do nhiều yếu tố tác động cũng có thể gây ra các rủi ro như:  + Không loại bỏ được hoàn toàn thủy tinh thể bị đục.  +Rách lớp màng nâng đỡ thủy tinh thể.  + Xuất huyết trong mắt.  + Một phần thủy tinh thể đã bị đục còn lại lạc về phía sau của mắt.  + Tổn thương các phần khác của mắt như phù giác mạc. Biến chứng sau phẫu thuật: - Nhiễm trùng - Sưng, viêm,… Sau khi phẫu thuật Phaco: - Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn, dặn dò về việc sử dụng thuốc uống (kháng sinh, kháng viêm, giảm đau), thuốc nhỏ mắt; cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. - Bệnh nhân ăn uống bình thường, không phải kiêng cữ. Nhưng đặc biệt cần hạn chế việc uống rượu, bia, hút thuốc lá. - Bệnh nhân có thể xem sách báo, tivi bình thường, không nhất thiết phải hạn chế những điều này. - Đeo kính bảo hộ thường xuyên kể cả khi ngủ, tránh để nước dơ, nước bẩn văng vào mắt. Tóm lại, hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ đục thể thủy tinh có thể áp dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh và kinh tế của từng bệnh nhân. Việc hiểu rõ về điều trị cũng như phương pháp mổ giúp người bệnh giảm bớt lo lắng một cách đáng kể trước khi phẫu thuật. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích về mổ đục thể thủy tinh. 
290
Augmentin, công dụng liều dùng và cách sử dụng
Augmentin, công dụng liều dùng và cách sử dụng
Liều dùng Augmentin được xác định theo tuổi, cân nặng, chức năng thận của trẻ và mức độ nặng của nhiễm khuẩn. Tuy nhiên đối với trẻ em trên 12 tuổi hoặc nặng từ 40kg trở lên, bác sĩ có thể cân nhắc liều dùng như người lớn. Augmentin là gì và công dụng Augmentin là gì? Augmentin là một loại kháng sinh phổ rộng, thường được dùng trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng. Thuốc này có thành phần là amoxicillin và clavulanat kali, thuộc kháng sinh nhóm penicillin. Trong đó, amoxicilin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt chống lại vi khuẩn gây bệnh, còn clavulanate có cấu trúc beta - lactam gần giống penicillin, có khả năng ức chế beta - lactamase do phần lớn các vi khuẩn gram âm và Staphylococcus sinh ra. Augmentin là kháng sinh phổ rộng, được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn   Công dụng của Augmentin Augmentin có tác dụng tốt đối với nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, kể cả những loại có tính kháng amoxicillin, ampicillin và các vi khuẩn có khả năng tiết beta - lactamase. Có thể sử dụng kháng sinh này để điều trị nhiều bệnh khác nhau, ví dụ:  Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, viêm tai giữa,… Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp, mạn tính, viêm phế quản - phổi, viêm phổi thùy,… Bệnh viêm tủy xương, các nhiễm khuẩn xương khớp khác cần điều trị kéo dài. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu: bệnh lậu, bệnh nhiễm khuẩn sinh dục nữ, viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm thận - bể thận, viêm niệu đạo,… Nhiễm trùng do nạo hút thai không an toàn, sẩy thai, nhiễm trình do sinh nở. Nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm trùng da, cơ,… Có thể thấy rằng, augmentin có tác dụng tốt với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau nên được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, thuốc này không có tác dụng với virus hoặc nấm. Vì thế không nên lạm dụng thuốc để điều trị các bệnh nhiễm trùng không do vi khuẩn vì sẽ gây hiện tượng kháng thuốc, hậu quả nghiêm trọng về sau. Liều dùng Augmentin được bào chế dưới dạng gói hoặc dạng viên (250mg, 500mg, 1000mg). Thuốc này cũng có thể được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Sử dụng thuốc này cần tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Ở những mức độ bệnh lý, độ tuổi, cân nặng, tình hình sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị khác nhau thì liều lượng sử dụng sẽ khác nhau.  Liều dùng tham khảo: Đối với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh, không khuyến cáo sử dụng thuốc này trong điều trị. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: có thể sử dụng liều 40 - 50 mg/ ngày. Nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, thường được khuyến cáo uống ngày 3 lần. Chú ý liều tối đa clavulanate kali cho phép là 15 mg/kg thể trọng/ngày. Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: Có thể sử dụng liều 1500mg/ngày, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1 viên hoặc 1 gói augmentin 500 mg. Đối với người cao tuổi: nên sử dụng 1000mg/ngày chia 2 lần uống nếu nhiễm khuẩn nhẹ. Nếu nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều 1500mg/ngày chia 3 lần uống.  Đối với bệnh nhân suy thận nhẹ có thể sử dụng liều như người trưởng thành bình thường. Những bệnh nhân suy thận trung bình và suy thận nặng (có độ thanh thải Creatinin < 30ml/phút) không khuyến cáo dùng thuốc có tỷ lệ amoxicillin/clavulanate bằng 8/1. Chỉ định của Augmentin Augmentin gồm 2 thành phần là Amoxicillin và acid clavulanic. Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm penicilin có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên nhiều vi khuẩn có khả năng tạo ra một loại men làm giảm tác dụng của amoxicillin. Chính vì vậy, thành phần thứ 2 - acid clavulanic được thêm vào để ngăn cản men này hoạt động, giúp amoxicillin vẫn phát huy được tác dụng. Vì bản chất là một kháng sinh, Augmentin chỉ có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc không có tác dụng với các bệnh do nhiễm virus (ví dụ: cảm lạnh hoặc cúm....). Do Augmentin chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định nên thuốc có thể hiệu quả trong nhiễm khuẩn này mà không có tác dụng trên các nhiễm khuẩn khác. Hơn nữa, vi khuẩn luôn luôn tìm cách thích nghi với tác dụng của kháng sinh làm cho nhiều kháng sinh vốn có hiệu quả tốt nay trở nên mất tác dụng (đề kháng kháng sinh). Do vậy, việc quyết định có cần sử dụng kháng sinh hay không và nên chọn loại kháng sinh nào cần có sự thăm khám, đánh giá phù hợp của bác sĩ. Việc một số phụ huynh tự ý cho trẻ dùng Augmentin (hoặc các loại kháng sinh khác) theo đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của bệnh nhân khác có triệu chứng tương tự là không phù hợp. Những lưu ý khi sử dụng Augmentin Để đảm bảo sử dụng Augmentin có tác dụng tốt nhất và an toàn, hạn chế tác dụng phụ thì bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng thuốc này. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc này như sau:  Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc (amoxicillin và clavulanate).  Không nên sử dụng thuốc nếu bạn có vấn đề về gan hoặc bị dị ứng với các kháng sinh khác: kháng sinh nhóm oxacillin, penicillin, cloxacillin, ampicillin,… Nếu uống thuốc nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống cần cách nhau 8 - 12 tiếng để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và thải trừ kịp thời. Để thuận tiện trong việc điều trị và sử dụng hiệu quả tốt nhất, bạn nên cố định giờ uống thuốc để tránh quên uống, bỏ liều, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần sử dụng thuốc đúng liều và đủ liều. Cần dùng thuốc đủ toa kê của bác sĩ, không được dừng uống giữa chừng nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có vấn đề gì xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và xử lý kịp thời.  Nếu sử dụng thuốc có tác dụng nhanh chóng, bệnh nhanh khỏi cũng không được tự ý hạ liều mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu uống hết liều và muốn sử dụng thêm, không được tự ý tìm mua tại các quầy thuốc tư nhân mà cần phải tái khám và keo kê toa của bác sĩ. Cũng tương tự như những kháng sinh khác, sử dụng augmentin không đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, một tình trạng đáng cảnh báo khi sử dụng thuốc kháng sinh đó là tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Điều này gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng trong điều trị bệnh sau này. Vì thế, khi sử dụng thuốc này và các loại kháng sinh, biệt dược khác cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng để hạn chế hậu quả nghiêm trọng.  Augmentin có tác dụng phụ nào không? Khi sử dụng thuốc này trong điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:  Các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy thường dễ xảy ra sau vài giờ sử dụng thuốc. Đây là tác dụng không quá nguy hiểm nhưng nếu cảm thấy tình trạng xấu đi thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị. Dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm candida ở da và niêm mạc. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu, dung huyết, rối loạn đông máu, kéo dài thời gian prothrombin,… Phản ứng miễn dịch: sốc phản vệ, viêm mạch quá mẫn, phù mạch thần kinh,… Chóng mặt, đau đầu, co giật. Tăng các chỉ số men gan (AST, ALT,…), ứ mật, vàng da,… Rối loạn bài tiết ở thận, viêm thận kẽ. Bất kỳ trường hợp xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc, bạn cần gặp ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời. Augmentin tuy có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh, tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc này bởi vì dễ gây ra nhiều hậu quả xấu. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để phát huy tối đa tác dụng của thuốc Trên đây là bài viết Augmentin, công dụng liều dùng và cách sử dụng, hy vọng những thông tin trên sẽ có hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
271
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể
Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu. Trong đó, tán sỏi ngoài cơ thể được xem là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao, ít xâm lấn. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì? Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) kỹ thuật sử dụng sóng xung kích hội tụ vào viên sỏi để phá vỡ sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Sau khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu tiện ra ngoài. Nguyên lý chính của phương pháp này là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ, sau đó bài tiết ra ngoài. Tán sỏi ngoài cơ thể thường được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận nhỏ hơn 2 cm và sỏi niệu quản (trừ sỏi niệu quản khung chậu) mà không có dị dạng tiết niệu phối hợp. Đường tiết niệu phải thông suốt trên phim chụp có tiêm thuốc cản quang. Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, bệnh chảy máu, vẹo cột sống... sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc cụ thể. tán sỏi ngoài cơ thể Triệu chứng thường gặp ở người bệnh sỏi tiết niệu  Sỏi tiết niệu có thể diễn tiến dữ dội hoặc âm thầm. Một số người bệnh phát hiện sỏi tình cờ nhờ chụp phim, siêu âm ổ bụng trong quá trình khám sức khỏe. Số khác phát hiện bệnh qua các biểu hiện lâm sàng. Triệu chứng của sỏi đường tiết niệu khá phong phú, hay gặp nhất là: đau lưng, hông bên có sỏi, tiểu buốt, có máu hoặc sốt nếu nhiễm trùng do sỏi.  Những trường hợp nào được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể Khi nào thì cần tán sỏi? Trên thực thế, sỏi thận có nhiều kích cỡ, viên sỏi có cản quang thấp thì chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Người bệnh chỉ được bác sĩ chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể khi nằm trong các trường hợp sau: • Sỏi thận có kích thước
313
Bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?
Bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?
Uống nhiều nước rất tốt cho người bị sỏi thận. Nước giúp giảm khả năng hình thành sỏi, tiêu sỏi với những trường hợp sỏi nhỏ. Quá trình hình thành sỏi thận Chức năng của thận là lọc và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhiều chất độc không thể hòa tan vào nước tiểu đã lắng đọng lại ở thận và hình thành sỏi thận. Tùy từng vị trí, mức độ lắng đọng và thời gian hình thành sỏi mà kích thước sỏi thận ở mỗi người, mỗi thời điểm là khác nhau. Sỏi có thể hình thành và di chuyển ở bất kể vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể là sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu quản. Trong quá trình hình thành và phát triển sỏi, người bệnh không có những biểu hiện rõ rệt. Chỉ khi sỏi lớn gây đau đớn, đái ra máu, đái ra mủ hay vô tình đi khám thì người bệnh mới phát hiện. Nguyên nhân hình thành sỏi thận Các bệnh lý có sẵn: Các bệnh lý đường ruột, tiền sử cắt mổ ruột... cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dịch và khoáng chất gây nên bệnh sỏi thận; Nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát nhiều lần: Một số loại vi khuẩn có khả năng làm giảm tính axit của nước tiểu, tăng khả năng hình thành sỏi. Uống ít nước: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sỏi thận, nhất là với những người thường xuyên phải lao động nặng, ra nhiều mồ hôi. Uống ít nước khiến nước tiểu bị cô đặc, giảm khả năng hòa tan các chất độc trong cơ thể, khiến các tinh thể trong nước tiểu dễ dàng lắng đọng, tạo thành sỏi; Ăn quá mặn, quá nhiều đạm: Muối và các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là cá khô, thịt khô, lòng bò, lòng lợn, mắm... rất dễ gây sỏi thận; Sỏi thận có thể điều trị như thế nào Tùy thuộc vào kích thước của sỏi mà sẽ có những cách điều trị khác nhau, có những phương pháp tác động bên ngoài. Tính chất của việc điều trị sỏi thận là đưa sỏi ra khỏi cơ thể, có thể sử dụng cách bào mòn hoặc mổ để lấy.  Sử dụng thuốc  Để đưa được sỏi ra khỏi cơ thể người, các bác sĩ điều trị sẽ sử dụng kết hợp một số loại thuốc có liều lượng hợp lý. Thuốc chống viêm, giảm đau: được sử dụng để làm giảm cơn đau và những khó chịu do sỏi. Thuốc kiềm hóa nước tiểu: được dùng để điều chỉnh độ pH của nước tiểu. Thuốc kháng sinh: để đề phòng trường hợp đường tiết niệu bị viêm. Thuốc giảm nồng độ khoáng chất: giảm lượng acid uric khi bị sỏi acid uric. Thuốc lợi tiểu: tăng lượng nước tiểu thoát ra ngoài. Thuốc giãn cơ, làm trơn tiết niệu: được sử dụng để giúp đường tiết niệu được mở to hơn, giúp sỏi thận dễ di chuyển. Các biện pháp can thiệp Tán sỏi bên ngoài cơ thể bằng sóng xung kích ESWL: được áp dụng với loại sỏi nhỏ dưới 20mm ở sát thận. Sóng xung kích sẽ tán sỏi thành những vụn nhỏ để dễ đào thải ra ngoài.  Tán sỏi qua da: đây là một phương pháp được gọi là bước đột phá trong phẫu thuật thay thế phẫu thuật mở. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần được gây mê toàn thân. Sau đó một thiết bị dùng để phá hủy sỏi sẽ được luồn qua da vào thận để làm nhiệm vụ phá hủy nó.  Mổ nội soi phúc mạc: bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và các thiết bị sẽ được đưa vào cơ thể qua 3 đường nhỏ ở vùng hông - lưng. Thời gian để người bệnh phục hồi có thể là 3 - 4 ngày. Phẫu thuật mở để lấy sỏi: cách này được áp dụng khi viên sỏi quá lớn và bị mắc kẹt trong đường tiết niệu. Để người bệnh phục hồi sau phương pháp này cần thời gian khá lâu. Vậy bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không? Nhiều người vẫn nghi ngờ rằng bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không thì câu trả lời là có nhưng chỉ đối với các viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm. Uống nhiều nước sẽ làm tăng lưu lượng nước tiểu từ đó làm tăng khả năng đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Cần uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh để nước tiểu bị cô đặc làm các khoáng chất kết tinh lại tạo nên sỏi thận. Nên uống nước chanh, nước cam vì trong các nước này có chứa citrate tự nhiên, đây là chất giúp ngăn ngừa việc kết tinh các khoáng chất như (canxi, oxalat, acid uric). Citrate có trong cam chanh sẽ hòa tan các khoáng chất đồng thời bào mòn sỏi thận làm giảm kích thước sỏi để dễ đào thải ra ngoài. Sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5mm có thể thoát ra ngoài cùng với nước tiểu   Những điều cần làm để ngăn ngừa sỏi thận Sỏi thận là một căn bệnh gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh vì thế cần tránh những việc có thể hình thành sỏi trong thận. Không ăn thức ăn quá mặn. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Protein. Tránh các loại chế phẩm có chứa caffeine như: thuốc lá, cà phê, trà,… Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không. Việc bổ sung nhiều nước là một điều vô cùng cần thiết, ngay cả khi bạn có mắc sỏi thận hay không. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống.
304