Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi đang là mối quan tâm của rất nhiều ba me đang có con nhỏ. Đây là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Hãy cùng TIMGIATOT.vn tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý do virus gây ra, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi vì độ tuổi này có sức đề kháng kém. Virus có thể lây lan nhanh chóng giữa người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể, vật dụng cá nhân của người bệnh hoặc giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi.
Trẻ em thường xuyên đến những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên người lớn nhiễm virus sốt phát ban thường không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm virus cho trẻ.

Tình trạng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Tình trạng da của trẻ sơ sinh xuất hiện những thay đổi về màu da và kết cấu da như mấp mô, ngứa, bong vẩy hay bị kích thích do nguyên nhân bất thường nào đó được gọi là bệnh phát ban.
Trẻ bị phát ban sau sốt có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần sẽ phụ thuộc theo tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ sơ sinh và nguyên nhân phát bệnh. Đa phần trẻ sơ sinh bị phát ban sau sốt đều do virus lành tính. Việc chăm sóc và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh nhiễm trùng và tổn thương lâu dài. Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sốt phát ban.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Một số nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị sốt phát ban mà TIMGIATOT.vn tổng hợp được bao gồm:
Bệnh ban đào (virus Rubella)
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt phát ban do virus Rubella tấn công. Cơn sốt thường kéo dài 3 ngày và sau đó các vết phát ban sẽ xuất hiện từ mặt và lan rộng xuống chân.
Những vết phát ban này có màu nhạt và phân bố dày đặc hơn các loại ban khác, được gọi là sốt ban đào. Ngoài sốt và phát ban, trẻ còn có các triệu chứng khác như sưng hạch tai, hạch cổ, đau khớp và đau cơ.

Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban do bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh phổ biến đối với trẻ dưới 5 tuổi, do virus gây ra và có dấu hiệu khởi phát bằng sốt, đau họng và chán ăn. Sau vài ngày, trẻ sẽ xuất hiện các vết loét quanh miệng và các đốm ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Bệnh này có thể kéo dài trong vòng 1 tuần. Nếu nghiêm trọng hơn, các nốt phát ban có thể lan đến các bộ phận khác như mông, bộ phận sinh dục. Hiện tại, chưa có giải pháp điều trị dứt điểm cho bệnh tay chân miệng và bệnh có thể tái phát hàng năm.

Bệnh sởi
Sau khi bị nhiễm virus sởi, trẻ sẽ bắt đầu sốt và cơn sốt này sẽ giảm nhẹ khi xuất hiện các vết ban. Những nốt phát ban đỏ do virus sởi gây ra có dạng sần và xuất hiện ban đầu ở tai, sau đó lan rộng lên mặt và phần dưới của cơ thể.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị đỏ mắt, chảy nước mắt, ho, chảy nước mũi,… Sau khi các vết phát ban này biến mất, vùng da trước đó xuất hiện vết ban sẽ bị thâm, giống như vằn hổ trên người trẻ.

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi bệnh?
Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, thời gian bệnh tiến triển có thể khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng và việc chăm sóc, điều trị của mỗi trẻ sơ sinh. Vì vậy không thể có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ sắp khỏi bệnh bao gồm hạ sốt, lặn hết ban, nhịp tim và hô hấp bình thường, giảm lừ đừ và quấy khóc. Tuy nhiên, việc chăm sóc và điều trị y tế vẫn cần được thực hiện nghiêm túc ngay cả khi triệu chứng đã giảm và có dấu hiệu sắp khỏi bệnh. Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ đúng cách và tránh cho trẻ tắm nước lạnh để không làm bệnh kéo dài và nặng hơn.

Ba mẹ nên làm gì để trẻ sơ sinh bị sốt phát ban nhanh khỏi?
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và phòng ngừa sốt phát ban. Vì vậy, để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, ba mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh và chăm sóc trẻ đúng cách trong thời gian sốt phát ban. Một số lời khuyên cho ba mẹ bao gồm:
- Cho trẻ ở trong nhà và ngủ nghỉ đầy đủ.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước và ăn thức ăn giàu dinh dưỡng.
- Giảm ngứa bằng cách sử dụng kem giảm ngứa và tắm nước ấm.
- Theo dõi triệu chứng và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề gì.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và khám bệnh.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo toa bác sĩ hoặc dược sĩ đã kê.
- Tuyệt đối không để cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh trong thời gian bùng phát sốt phát ban.
- Hạn chế để trẻ bị nhiễm lạnh do gió có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus và tránh các biến chứng như co giật, viêm phổi,…

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Khi trẻ bị sốt phát ban, quan trọng nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Sau đó, ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà như sau:
Hạ sốt và giảm ho cho trẻ
- Đối với trẻ sơ sinh (0-6 tháng tuổi), hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt.
- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ba mẹ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao (>39 độ C) hoặc có triệu chứng mệt mỏi nặng.
- Ngoài thuốc, bạn có thể chườm ấm trẻ bằng khăn nhúng nước ấm, mặc đồ thoáng mát và cho trẻ uống thuốc giảm ho từ thảo dược.
Làm thông mũi cho trẻ
Sử dụng nước muối loãng và khăn giấy mềm để làm thông mũi trẻ, giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ hơn.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống
- Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường và chia thành nhiều bữa.
- Tắm rửa trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió và kiêng ăn.
- Giặt quần áo của trẻ sạch và các vật dụng cá nhân của trẻ.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và tránh ẩm thấp.
Nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao, không kiểm soát được nhiệt độ sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc không có chuyển biến tích cực sau 3 ngày điều trị, hãy đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt, nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc dưới 6 tháng tuổi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Khi bé gặp phải tình trạng này, ba mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận và cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó cũng biết cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời. Như vậy ba mẹ tránh để cho bệnh của trẻ trở nên tồi tệ và có thể chuyển biến thành nhiều biến chứng nguy hiểm.
TIMGIATOT.vn chuyên review các thông tin hữu ích cho người dùng. Như vậy bạn có thể tham khảo các thông tin hữu ích tại chuyên mục chăm sóc mẹ và bé. Nhanh tay truy cập ngay Fanpage để khám phá thêm những kiến thức bổ ích từ các chuyên gia dành cho bạn và gia đình nhé.