Phí thường niên là gì? Cách tra phí thường niên nhanh chóng

Hầu như tất cả các Ngân hàng đều áp dụng phí thường niên đối với thẻ ATM và thẻ tín dụng. Vậy phí thường niên là gì và tài khoản thu phí thường niên là gì? Mời các bạn cùng TIMGIATOT.vn tìm hiểu bài viết dưới đây giải đáp mọi thắc mắc về phí thường niên nhé!

Phí thường niên là gì
Tổng hợp thông tin về phí thường niên

Phí thường niên là gì?

Phí thường niên thẻ ngân hàng là gì? Đó là mức phí mà Ngân hàng sẽ thu của khách hàng hằng năm để đảm bảo duy trì việc sử dụng dịch vụ và tính năng liên quan đến thẻ. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục mở thẻ ATM, sẽ là lúc bắt đầu tính phí thường niên của thẻ đó.

Còn đối với thẻ ghi nợ nội địa, Ngân hàng sẽ thu phí thường niên bằng cách trừ tiền trực tiếp vào tài khoản. Nếu không đủ số dư trong tài khoản để trừ phí thì ngân hàng sẽ thu phí vào lần tiếp theo. Riêng thẻ tín dụng thì phí thường niên sẽ tính chung vào hạn mức tháng thu phí.

Phí thường niên là gì
Phí thường niên là phí mà Ngân hàng thu hằng năm để đảm bảo duy trì dịch vụ

Mức phí thường niên của các ngân hàng 

Về mức phí thường niên, phụ thuộc vào loại thẻ khách hàng sử dụng mà các Ngân hàng sẽ có quy định khác nhau đối với từng loại thẻ. 

  • Thẻ nội địa: Phí thường niên dao động từ 50.000 – 100.000 đồng.
  • Thẻ thanh toán quốc tế: Hầu hết các Ngân hàng đều áp dụng mức phí 100.000 đồng với thẻ thường, thẻ có giá trị cao hơn thì mức phí có thể lên đến 500.000 đồng.
  • Thẻ tín dụng: Phí thường niên thẻ tín dụng thường cao hơn thẻ ghi nợ nội địa nhưng khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn thẻ thông thường. Một số thẻ tín dụng ngân hàng còn có ưu đãi dành cho khách hàng lên đến 10 triệu đồng.
Phí thường niên là gì
Mức phí thường niên

Mặc dù, mức phí thường niên nằm trong khoảng trên nhưng với thị trường cạnh tranh như hiện nay, nhiều Ngân hàng đã có chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng khi mở thẻ và không thu phí thường niên đối với nhiều loại thẻ ATM. 

Xem thêm:   Hé lộ 6 lợi ích khi ở căn hộ chung cư bạn cần biết

Trong trường hợp khách hàng chỉ mở thông tin tài khoản mà không dùng thẻ thì không cần đóng phí thường niên. Từ đó, khách hàng chỉ có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến, không sử dụng thẻ để quẹt thanh toán hay rút tiền mặt.

Hướng dẫn tra cứu phí thường niên dễ dàng

Để tra cứu số tài khoản thu phí thường niên và phí thường niên thì hiện nay có rất nhiều cách khác nhau như: tra cứu tại quầy giao dịch, gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng, kiểm tra bằng SMS Banking, tra cứu trên Internet Banking và tra cứu tại cây ATM. 

  • Tra cứu tại quầy giao dịch: Đến quầy giao dịch tại chi nhánh ngân hàng mà bạn mở thẻ gần nhất, không nhất thiết phải là chi nhánh mà bạn mở thẻ, sau đó thông báo cho nhân viên quầy giao dịch về nhu cầu tra cứu phí thường niên. Bạn cung cấp cho nhân viên căn cước công dân để giao dịch viên tra cứu số tài khoản. 
  • Gọi điện tới tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng: Nếu bạn chưa có số điện thoại tổng đài thì bạn có thể lên cổng thông tin ngân hàng đó lấy thông tin. Bạn gọi đến tổng đài và cung cấp thông tin như cách tra ở quầy giao dịch, nhân viên sẽ liên hệ với người có thẩm quyền rồi báo lại thông tin cho bạn.
  • Tra cứu bằng SMS Banking: Nếu bạn dùng SMS Banking thì khi bạn thực hiện giao dịch làm biến động số dư tài khoản thì sẽ nhận được thông báo từ ngân hàng. Nội dung tin nhắn sẽ bao gồm cả thông tin giao dịch và bạn có thể tra cứu phí thường niên tại đây.
  • Tra cứu trên Internet Banking: Bạn mở App ngân hàng rồi truy cập tài khoản của mình và chọn mục tài khoản để tra cứu phí thường niên.
Phí thường niên là gì
Hướng dẫn tra phí thường niên

Các mẹo giúp giảm phí thường niên 

Một số mẹo giảm phí thường niên thẻ ATM đó là:

  • Thỏa thuận trực tiếp với Ngân hàng: Tùy vào tiềm lực kinh tế của Ngân hàng cũng như lịch sử giao dịch và tiềm năng của khách hàng mà phí thường niên có thể thương lượng giữa 2 bên để giảm phí thường niên hoặc miễn phí. Việc này có thể giúp Ngân hàng giữ chân khách hàng tiềm năng còn khách hàng không cần tốn phí thường niên cao khi sử dụng tiện ích của thẻ.
  • Chọn thẻ có chương trình tích lũy điểm thưởng: Mỗi lần bạn giao dịch được ghi nhận và quy đổi thành điểm thưởng và sau đó, bạn dùng điểm thưởng tích lũy quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên. Hiện nay, một số Ngân hàng đã thực hiện chính sách này như HSBC, TP Bank…
  • Chọn Ngân hàng có nhiều ưu đãi: Với thị trường cạnh tranh như hiện nay, các Ngân hàng thi nhau tung ra nhiều ưu đãi nhằm tăng sự thu hút khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể chọn Ngân hàng đem đến dịch vụ và trải nghiệm tốt đồng thời có nhiều ưu đãi trong đó có miễn phí thường niên từ 1 – 2 năm khi mở thẻ.
  • Sử dụng ưu đãi Ngân hàng: Các chính sách ưu đãi như hoàn tiền, ưu đãi chủ thẻ tín dụng lên tới 50-70%. Vì vậy, bạn nên tận dụng các đợt khuyến mại để mua hàng và nhận được hoàn tiền xem như là phần bù đắp phí thường niên hàng năm.
Xem thêm:   Những quy định về hoàn tiền thẻ tín dụng Shopee bạn nên biết
Phí thường niên là gì
Các mẹo giảm phí thường niên

Các mẹo giảm phí thường niên

Phân biệt phí thường niên và phí duy trì tài khoản

Không ít người nhầm lẫn phí thường niên và phí duy trì tài khoản nên sau đây, TIMGIATOT.vn sẽ làm rõ sự khác nhau giữa 2 loại phí kể trên.

  • Phí thường niên: Duy trì dịch vụ khi dùng thẻ và được thu hàng năm, phí này là phí bắt buộc. Khi bạn kích hoạt thẻ ATM hay thẻ tín dụng thì bạn sẽ phải trả phí thường niên để đảm bảo duy trì thẻ ngay cả khi bạn không dùng thẻ.
  • Phí duy trì tài khoản: Để quản lý tài khoản và chỉ bị trừ hàng tháng nếu số dư tài khoản dưới mức quy định, mức quy định ở mỗi Ngân hàng là khác nhau. Vậy nên nếu bạn duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản theo quy định của Ngân hàng là không phải mất phí duy trì tài khoản.
Phí thường niên là gì
Phí thường niên và phí duy trì tài khoản là khác nhau

Lưu ý về phí thường niên mà bạn cần biết

Để biết một số lưu ý về phí thường niên là gì thì mời bạn theo dõi thông tin dưới đây:

Tài khoản thu phí thường niên là gì?

Số tài khoản của thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… do Ngân hàng phát hành khi bạn đăng ký mở thẻ chính là tài khoản phí thường niên. Ngân hàng sẽ trừ khoản phí thường niên trực tiếp qua số tài khoản khi bạn sử dụng dịch vụ thẻ.

Xem thêm:   Lương net là gì? Hướng dẫn quy đổi lương net sang gross chi tiết 
Phí thường niên là gì
Tài khoản thu phí thường niên

Thời điểm thu phí thường niên 

Phí thường niên sẽ được tính từ lúc bạn mở thẻ ATM. Đối với trường hợp sau đó, phí thường niên thường thu vào tháng 12 hàng năm nhưng nếu bạn dùng thẻ chưa đúng 1 năm thì bạn chỉ bị trừ khoản phí tính theo số tháng mà bạn mở thẻ.

Phí thường niên là gì
Thời điểm thu phí thường niên thẻ ngân hàng

Không dùng thẻ tín dụng nữa thì có phải đóng phí thường niên không?

Câu trả lời là CÓ. Phí thường niên dùng để duy trì tài khoản nên bạn vẫn phải đóng phí thường niên dù không còn sử dụng thẻ. Khi bạn làm thủ tục hủy thẻ thì vẫn phải thanh toán khoản phí này nếu không sẽ bị phạt. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ có trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC làm ảnh hưởng đến giao dịch về sau với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng. 

Tóm lại, nếu bạn không muốn chịu phí thường niên thì có thể đăng ký mở Tài khoản Ngân hàng và dùng Internet Banking để giao dịch mà không cần dùng thẻ quẹt trực tiếp.

Khi bạn muốn sử dụng thẻ thì nhớ các lưu ý sau:

  • Bạn phải trả phí thường niên ngay sau khi mở thẻ thành công.
  • Ngay cả khi bạn chưa kích hoạt thẻ thì vẫn phải thanh toán phí thường niên.
  • Ngân hàng sẽ trừ phí thường niên trực tiếp qua số tài khoản của bạn.
  • Phí thường niên sẽ được tính vào hạn mức tháng nếu là tài khoản tín dụng.
Phí thường niên là gì
Khi không dùng thẻ nữa thì bạn vẫn phải đóng phí thường niên

Kết luận

Hy vọng với những thông bên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về phí thường niên là gì. Đây là loại phí hợp lý mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Tuy khó tránh được nhưng khách hàng nên chọn thẻ tín dụng hợp lý và tận dụng các chương trình khuyến mãi để có thể giảm bớt phí thường niên tối đa nhất có thể. 

Ngoài ra, TIMGIATOT.vn là Website không chỉ cung cấp những chia sẻ bổ ích về kiến thức tài chính mà còn cập nhật thông tin về đa dạng các lĩnh vực trong cuộc sống như du lịch, công nghệ… Vậy bạn hãy truy cập ngay vào Website hoặc Fanpage của chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hay mới nhất nha! 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x