Hiện nay nhu cầu sử dụng thiết bị máy nước nóng dường như là không thể thiếu đối với mỗi hộ gia đình Việt. Hiện nay, thiết bị này dần được cải tiến và áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn. Cùng TIMGIATOT.vn tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh như thế nào nhé!
Bình nóng lạnh là gì?
Bình nóng lạnh là thiết bị được sử dụng trong phòng tắm của nhiều hộ gia đình. Có máy nước nóng chạy điện nhưng cũng có máy nước nóng năng lượng mặt trời, gas. Ngoài ra còn có các loại như bình nóng lạnh làm nóng nước nhanh trực tiếp tại đường ống, bình nóng lạnh gián tiếp có bình chứa. Chức năng là tăng nhiệt độ nước đầu vào của nước sinh hoạt.

Thông thường, cấu tạo của một chiếc máy nước nóng có 5 bộ phận cơ bản: phần vỏ, phần trong bình chứa nước, bộ phận làm nóng, bộ phận rơle nhiệt bảo vệ và cuối cùng là bộ phận cách nhiệt.
Theo thời gian, sự cải tiến và tối ưu hóa của các bộ phận dần được hoàn thiện, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của bình ngay bây giờ nhé!
Cấu tạo bình nóng lạnh chi tiết
Các bạn hãy theo dõi sơ đồ cấu tạo trong hình dưới đây:

Bình nóng lạnh gồm 10 bộ phận chính:
- Vỏ
Với bình có dung tích nhỏ, vỏ được làm bằng nhựa cao cấp. Vỏ bình có dung tích lớn được làm bằng thép sơn tĩnh điện.
- Thanh gia nhiệt
Thanh được làm bằng hợp kim thép hoặc bằng đồng. Đảm bảo điều kiện truyền nhiệt tốt, cách nhiệt tốt và độ bền cao. Điều này làm tăng tuổi thọ sử dụng bình.

- Lớp xốp cách nhiệt PU
Được bơm vào khoảng trống ở giữa vỏ nhựa và lõi của bình nước nóng với một mật độ dày. Hỗ trợ làm giữ nhiệt và giảm tối đa việc tổn thất nhiệt năng ra bên ngoài khi mà bạn thực hiện đun nước nóng ở trong bình. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể lượng điện sử dụng.
- Thanh khử cặn Magie
Nhà chế tạo đưa một chất hóa học vào trong bình nóng lạnh có thể tham gia phản ứng với một số tạp chất có trong nước. Magie có nhiệm vụ trung hòa tạp chất đó, đảm bảo chống sự ăn mòn điện hóa. Giúp làm tăng tuổi thọ lõi bình và đồng thời bảo vệ thanh gia nhiệt. Chính vì vậy, phải thay thế thanh Magie định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Lõi bình nước: được chia thành 2 loại
Lõi không tráng men: vì chúng gây hư hỏng bình nóng lạnh nhanh chóng nên hiện nay hầu hết các hãng đều không sản xuất loại lõi này nữa
Lõi tráng men bảo vệ chống ăn mòn: Lõi bình được làm từ thép tấm chuyên dùng để tráng men. Sau đó chúng được tráng 1 lớp men rồi được cho vào lò nung. Men thủy tinh nóng chảy và thấm vào bề mặt. Tạo thành một lớp liên kết mạnh mẽ giữa thép và men thủy tinh. Lớp men thủy tinh bảo vệ lõi bình không bị ăn mòn trong quá trình sử dụng.
- Rơ le nhiệt độ
Rơ le nhiệt độ bắt buộc phải có trong cấu tạo bình nóng lạnh. Nhiệm vụ của Rơ le:

Điều chỉnh nhiệt độ: Khi nhiệt độ đã đạt đến mức độ cài sẵn, rơ le sẽ tự động ngắt nguồn điện cấp cho thanh gia nhiệt. Khi nhiệt độ nước giảm, role nhiệt độ sẽ cấp điện lại cho thanh gia nhiệt.
Tính năng bảo vệ: Nếu rơ le bị hỏng chế độ điều chỉnh nhiệt độ, thiết bị sẽ ngắt điện toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Dây điện nguồn
Hiện nay, các loại bình được trang bị dây nguồn dẫn điện tiết diện từ 1,5 mm2 đến 4mm2 tùy theo dung tích bình và được gắn thêm bộ chống giật ELCB. Trong trường hợp thanh gia nhiệt bị rò điện, bộ chống giật sẽ ngay lập tức cắt nguồn điện cấp vào đến rơle nhiệt độ đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
- Đèn hiển thị
Đèn hỗ trợ bạn có thể biết khi nào bình có điện, khi nào đang hoạt động và khi nào đã đủ nhiệt độ nước.

- Đường nước ra – vào
Đường nước của bình nóng lạnh được làm với đường ống có ren lớn, giúp cho đầu nối dây cáp dễ dàng và chắc chắn hơn.
- Van một chiều
Van dùng để xả nước khi gặp sự cố hoặc dùng khi bạn muốn tháo bình và di chuyển ra vị trí khác. Van có tác dụng là chỉ cho nước đi vào bình mà không cho đi ra. Kể cả khi nguồn cấp vào hệ thống hết nước, bình vẫn giữ lượng nước ổn định ngập kín thanh gia nhiệt.

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
Trước khi lắp đặt máy nước nóng, bạn phải mua thêm vòi chia nóng lạnh. Cũng giống như ấm điện siêu tốc, bình nóng lạnh dựa vào việc sử dụng điện trở công suất lớn từ 1500W, 2500W đến 6000W để tạo ra nước nóng. Mặc dù bình nước nóng hiện đại hơn trong sản xuất nhưng nguy cơ bị điện giật và sự nguy hiểm của cả hai là như nhau.
Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh như sau:
- Khi nhiệt độ nước trong bình chứa nước bình thường, rơle của máy nước nóng ở trạng thái đóng và mạch đèn sợi đốt ở trạng thái đóng.
- Vì vậy, chúng ta cần bật aptomat để cấp nguồn cho bình nước. Đèn sợi đốt bắt đầu hoạt động, đồng thời đèn hiển thị báo sáng đỏ.

- Khi nhiệt độ nước trong bình đạt mức cài đặt, cảm biến TBSE sẽ tự ngắt chức năng đun để tiết kiệm năng lượng.
- Bây giờ bạn có thể sử dụng nước nóng. Khi nước nóng được đưa đến vòi sẽ được hòa với nước lạnh để tạo ra nước ấm.
- Lúc này, để thay đổi nhiệt độ nước, bạn có thể xoay cần của vòi nước sang trái hoặc phải tương ứng với nhiệt độ bạn muốn.
Cách điều chỉnh nhiệt độ bình nóng lạnh phù hợp
Nhiệt độ của bình nóng lạnh có được cài đặt ở mức phù hợp hay không là thắc mắc của hầu hết những người sử dụng thiết bị này. Nhiệt độ nước nóng có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của người sử dụng. Đặc biệt là đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Nếu nhiệt độ nước trong bình quá cao sẽ khiến chúng ta bị bỏng. Ngược lại nếu nhiệt độ quá thấp thì không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Cài đặt nhiệt độ của máy nước nóng quá cao cũng có thể tiêu tốn nhiều điện năng và tăng chi phí. Việc này có thể dẫn đến tình trạng quá tải, về lâu dài ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
Hiện nay, hầu hết các hãng bình nóng lạnh trên thị trường đều khuyến cáo điều chỉnh nhiệt độ ở mức 60 độ C. Một số sản phẩm có nhiệt độ cao đến 80 độ C tuy nhiên bị hạn chế sử dụng. Nên điều chỉnh nhiệt độ nước trong bể ở mức 45-50 độ C. Đây được coi là nhiệt độ an toàn cho người sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh an toàn
Có rất nhiều bài báo đưa tin về cháy nổ bình nóng lạnh khiến thiệt hại cả người và tài sản. Loại thiết bị này là vật dụng không thể thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc. Sử dụng bình nóng lạnh như thế nào để vẫn đảm bảo an toàn. Cùng TIMGIATOT.vn tìm hiểu ngay sau đây:
- Không nên tự ý lắp đặt bình nóng lạnh mà cần nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn kỹ thuật cao.
- Nếu nghi ngờ bình nóng lạnh bị rò rỉ điện, bạn phải liên hệ thợ chuyên môn đến kiểm tra và sửa chữa để hạn chế ảnh hưởng đến an toàn của bản thân và gia đình.

- Sau một thời gian dài sử dụng sẽ có hiện tượng kết tủa, rỉ sét, rò rỉ và các hiện tượng khác. Nên thường xuyên kiểm tra bên trong bình, sau đó hút cặn ra ngoài. Vệ sinh thân bình và kết cấu bên trong bộ lọc máy. Đối với nước sạch nên kiểm tra định kỳ 2-3 tháng một lần. Còn đối với nước có độ kết tủa cao thì thời gian kiểm tra định kỳ sẽ ngắn hơn.
- Để tránh nguy hiểm và lãng phí điện năng cũng như tiền bạc, không nên bật bình 24/24.
- Trước khi sử dụng, chỉ nên bật bình khoảng 10-15 phút sau đó tắt đi sẽ có đủ nước để sử dụng.
- Nên sử dụng nước sạch, hoặc nước máy cho bình nóng lạnh. Hạn chế sử dụng các nguồn nước có chứa thành phần nước cứng, dễ đóng cặn trong bình chứa nước và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp đầy đủ các thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh. Bên cạnh đó, các bạn có thể biết thêm những việc cần làm để sử dụng thiết bị này đúng cách và an toàn. Nếu bạn còn thắc mắc những điều gì khác, hãy truy cập website và fanpage của chúng tôi để tìm kiếm thêm thông tin.
TIMGIATOT.vn còn cung cấp cho các bạn những bài đọc hay và thiết thực về đời sống với các chủ đề như, nhà cửa đời sống, mẹo vặt gia đình. Chính xác, tin cậy và nhanh chóng là những trải nghiệm TIMGIATOT.vn mang lại cho bạn đọc.