Mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào và cần lưu ý gì?

Hiện nay có nhiều trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng mụn kê. Vậy mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào và cần lưu ý gì? Các ba mẹ nên xử lý như thế nào nếu không may con mình gặp phải tình trạng này. Hãy cùng TIMGIATOT.vn đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé!

Mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn hạt kê hay còn được gọi là Milia là những vết nang nhỏ chứa keratin được hình thành từ các cấu trúc biểu mô như: nang lông, ống dẫn mồ hôi và ống tuyến bã.

Theo thống kê, khoảng 50% bé sơ sinh bị mụn hạt kê. Có trường hợp, bé có thể bị mụn hạt kê ngay từ 1-2 ngày sau sinh, với những chấm trắng nhỏ xuất hiện nhiều ở vùng má, mũi và cằm. Mụn hạt kê là những nang chứa chất nhờn hoặc keratin to bằng đầu kim, màu trắng nhạt trên da hoặc niêm mạc bình thường. Những mụn này thể xuất hiện cả trên nướu và vòm họng của bé.

Mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân gây ra mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi mẹ thấy trên da trẻ sơ sinh xuất hiện những nốt sần nhỏ, màu trắng đục, mọc thành đám có kích thước và hình dáng giống như hạt kê (mè) ở vùng mí mắt, mặt, mũi, tay, chân,… thì đó là dấu hiệu của mụn kê hay còn gọi là mụn sữa. Để biết cách chữa trị mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào, mẹ cần phải hiểu rõ hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn kê trên da bé là do hormone từ mẹ truyền sang cho trẻ sơ sinh. Lượng nội tiết tố lớn này khi truyền sang bé sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn cần thiết, gây ra hiện tượng mụn kê trên da bé.
  • Bụi bẩn, mồ hôi và các loại cặn bẩn “ẩn náu” trên da mà không được vệ sinh đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc, gây ra mụn kê ở trẻ sơ sinh.
Xem thêm:   Review máy hút sữa dưới 1 triệu được các mẹ tin dùng
Nguyên nhân gây ra mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Nguyên nhân gây ra mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để chữa trị mụn kê ở trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ cần biết rằng mụn kê thường xuất hiện ngay khi bé mới sinh, không sưng tấy, không ngứa rát và không khiến bé khó chịu. 

Nếu được chăm sóc và chữa trị đúng cách, mụn kê sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài tới vài tháng. Ngược lại, khi ba mẹ chăm sóc đúng cách, vùng da bị mụn kê có thể bị kích ứng, viêm nhiễm gây khó chịu và để lại di chứng trên da trẻ suốt đời. Do đó, bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc cho con để tránh tình trạng này.

Phân biệt mụn kê ở trẻ với các loại bệnh khác

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy, mụn kê, mề đay và chàm sữa đều có các triệu chứng tương tự nhau, gây khó khăn cho các bà mẹ, kể cả những người đã sinh con nhiều lần. Dưới đây là vài điểm để phân biệt mụn kê với các loại bệnh khác ở trẻ sơ sinh:

  • Mụn kê: Thường có hình dạng nhỏ, khi sờ vào da bé thì thấy mềm và mọc li ti, sần sùi ở phần má, trán, cằm hoặc mũi của trẻ.
  • Chàm sữa: Nốt mẩn có màu đỏ, thường phát triển thành mụn nước rồi vỡ, đóng tróc vảy, xuất hiện ở hai bên má và trán của bé.
  • Rôm sảy: Các nốt mụn nước có dạng hình tròn, có thể mọc thành từng đám hoặc mảng trên diện rộng, chủ yếu tập trung ở vùng mông, bụng và tay chân của bé.
  • Mề đay: Các nốt phát ban có kích thước lớn như vết muỗi cắn, ban đầu mọc riêng lẻ nhưng sau đó liên kết thành cụm lớn trên da và gây mẩn ngứa.

Dấu hiệu nhận biết mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Mụn kê là tình trạng mụn có đặc điểm là sẩn nhỏ (<3mm), màu trắng, xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành đám trên da. Ngoài ra, da còn có thể xuất hiện mụn nước nhỏ và mụn mủ trắng. Đặc biệt là ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán. 

Xem thêm:   Khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước? Ba mẹ cần lưu ý gì?

Tổn thương ở trẻ sơ sinh thường là những vết sần nhỏ, màu trắng rải rác ở quanh mũi, mặt hay nửa trên thân mình. Một số trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng bị ngứa ngáy do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. 

Hạt kê có 5 dạng chính, bao gồm:

  • Mụn hạt kê bẩm sinh: Tỷ lệ phổ biến từ 40% đến 50% ở trẻ sơ sinh. Những vết tổn thương của bé thường là các sẩn nhỏ, màu trắng rải rác hoặc tập trung thành đám quanh mũi, mặt, nửa trên thân mình và trong niêm mạc miệng. Bệnh mụn kê ở trẻ thường tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Mụn hạt kê nguyên phát: Thường xuất hiện xung quanh mí mắt, má, trán và cơ quan sinh dục. Bệnh thường tự khỏi sau vài tuần tới vài tháng, nhưng có xu hướng dai dẳng hơn so với mụn hạt kê bẩm sinh.
  • Mụn hạt kê en plaque: Là dạng hiếm gặp, xuất hiện dưới dạng mảng viêm trên bề mặt có nhiều nốt sần. Mụn thường mọc trên mí mắt, sau tai, trên má hoặc hàm và có thể liên quan đến các bệnh da khác như lupus dạng đĩa.
  • Mụn hạt kê liên quan đến bệnh da di truyền.
  • Mụn hạt kê thứ phát: Chia làm ba thể chính gồm mụn hạt kê liên quan tới chấn thương bề mặt, do thuốc hay liên quan đến các bệnh về da.
Dấu hiệu nhận biết mụn kê ở trẻ sơ sinh 
Dấu hiệu nhận biết mụn kê ở trẻ sơ sinh

Cách chữa trị mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Mụn hạt kê thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu gây ngứa sẽ khiến trẻ không ngủ được hoặc không tăng cân thì cần điều trị. Để không bị mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh mụn hạt kê hoặc khi bé có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, cha mẹ nên cho con thăm khám với bác sĩ da liễu để được tư vấn biện pháp chữa trị, xử lý kịp thời.

Khi bé bị hạt kê, ba mẹ cần lưu ý:

  • Rửa mặt và tắm mỗi ngày cho bé bằng sữa rửa mặt, sữa tắm cho trẻ em dịu nhẹ. 
  • Pha nước ấm vừa đủ, không nên dùng nước quá nóng vì có thể ảnh hưởng tới da trẻ, gây phỏng rộp, khô da dẫn đến các bệnh về da ở trẻ nhỏ khác do da trẻ rất mỏng manh.
  • Ba mẹ nên lau khô người cho bé sau khi tắm bằng khăn mềm.
  • Không cho trẻ sơ sinh dùng nước hoa, chất khử mùi vì có thể gây dị ứng cho bé.
  • Không nên kỳ cọ mạnh khi tắm cho trẻ sơ sinh vì có thể ảnh hưởng đến da của bé.
  • Giữ cho làn da trẻ luôn khô ráo và thoáng mát, mặc quần áo mềm, chất liệu thấm hút mồ hôi, không nên mặc các loại vải cứng cọ xát nhiều vào da.
  • Giặt sạch quần áo cho trẻ sơ sinh bằng xà phòng ít chất tẩy, ngâm trong nước xả vải cho mềm.
  • Giặt đồ, phơi khô của bé riêng và cho bé dùng tã vải cho thoáng, không mặc tã giấy làm bít hơi.
  • Ba mẹ nên giặt chăn màn, khăn lau, vệ sinh giường chiếu, đồ chơi của bé thường xuyên.
Xem thêm:   Top 3 máy nghe nhạc cho trẻ sơ sinh 2023
Cách chữa trị mụn kê ở trẻ
Cách chữa trị mụn kê ở trẻ

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn kê

Mụn kê là một loại bệnh da lành tính, thông thường bệnh này ở các bé  sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc và dưỡng da đúng cách. Mẹ không cần phải tìm hiểu về cách bôi thuốc hoặc tắm lá cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi thuốc cho bé. Vì chúng ta không thể biết được trong những bài thuốc dân gian đó, các loại lá cây có thật sự an toàn không, hay có vô tình chứa chất gây hại cho làn da trẻ không?

  • Khi chữa trị mụn kê cho trẻ sơ sinh, ba mẹ lưu ý cho bé mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, mềm mịn, thấm hút mồ hôi để da bé “dễ thở” hơn.
  • Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên dùng tay sờ vào hoặc cố cậy mụn kê để tránh lây nhiễm và làm chậm quá trình lành của da bé.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn kê
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn kê

Kết luận

Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào đã giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu tình trạng của bé không thuyên giảm sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, ba mẹ hãy đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đến với TIMGIATOT.vn bạn có thể tìm kiếm những thông tin hữu ích về các mẹo vặt, kiến thức về mẹ và bé,.. Bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm Fanpage của chúng tôi để khám phá thêm những kiến thức bổ ích từ các chuyên gia dành cho bạn và gia đình nhé. 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x