Bạn có biết nên làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm không? Hiện nay, tình trạng này xảy ra khá phổ biến bởi ngày càng có nhiều thực phẩm giả và kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Trong bài này, TIMGIATOT.vn sẽ bật mí cho bạn những cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất nhé!

Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực là tình trạng xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh có độc tố mạnh hoặc cũng có thể là do thức ăn ôi thiu, có chứa nấm mốc.

Các biểu hiện của người bị trúng thực
Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chính xác các biểu hiện của người bị ngộ độc là gì?
Theo các chuyên gia, người bệnh thường có biểu hiện như nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng đi ngoài,… Các triệu chứng này có xu hướng thuyên giảm hoặc tự khỏi sau 48 giờ.

Tuy nhiên, nếu người bệnh có các dấu hiệu ngộ độc nặng sau đây cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời:
- Bị tiêu chảy không cầm, khô môi, mắt nhìn mờ.
- Chóng mặt.
- Có dấu hiệu tụt huyết áp, loạn nhịp tim.
- Cảm giác khó thở.
- Trong phân có lẫn máu.
- Tiểu ít.
Bạn nên làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?
Nên làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm.Trong trường hợp bạn hay người thân gặp phải tình trạng này thì hãy cố gắng bình tĩnh và tiến hành sơ cứu theo các bước sau đây:
Gây nôn
Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, đặc biệt là người còn tỉnh táo và chưa có triệu chứng ngộ độc. Lúc này, hãy dùng mọi biện pháp để người bị trúng thực nôn hết những thức ăn đã ăn vào.

Cách nhanh nhất có thể áp dụng như uống 1 ly nước muối pha loãng rồi dùng ngón trỏ móc vào góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác buồn nôn. Người bệnh nôn được càng nhiều thì càng tốt. Bởi vì việc này giúp hạn chế tối đa sự phát tán của chất độc ngấm vào cơ thể và gây hại.

Một số lưu ý trong quá trình gây nôn:
- Nếu người bệnh nằm, cần nằm nghiêng và kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, từ đó hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở.
- Đối với trẻ em, người hỗ trợ cần khéo léo khi thực hành động tác gây nôn để tránh gây trầy xước cổ họng trẻ.
- Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì tuyệt đối không nên kích nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
Cho người bệnh nghỉ ngơi
Nếu người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Lúc này bạn cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để bù lại.

Lưu ý: Đối với trẻ em, hãy cho trẻ uống từng ngụm nhỏ để bù nước.
Uống nhiều nước hoặc Oresol
Nên làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm mà người bệnh có triệu chứng kèm theo là tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy? Trong trường này, hãy sử dụng Oresol để bù nước cho người bệnh, người hỗ trợ phải đọc kỹ hướng dẫn để pha nước theo đúng liều lượng chỉ định. Ngoài ra, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không được đun sôi dung dịch…

Nếu pha cho 2 người trở nên, hãy chia dung dịch Oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ hơn có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Để người bệnh nằm ngửa và đầu thấp
Bạn nên chú ý quan sát các biểu hiện của người bệnh, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay (đã vệ sinh sạch sẽ) kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để giúp người bệnh dễ thở hơn.

Theo dõi nhịp tim
Khi bị trúng thực nặng, người bệnh thường có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp. Người hỗ trợ cần đặc biệt chú ý các biểu hiện này để kịp thời báo lại với bác sĩ.

Đưa đến cơ sở y tế
Sau khi đã tiến hành quy trình sơ cứu nêu trên, dù tình trạng người bệnh có dấu hiệu tỉnh táo, vẫn nên được đưa tới các cơ sở ý tế gần nhất để kiểm tra lại và tiến hành thực hiện các bước cấp cứu nếu cần thiết.

Những cách phòng ngừa trúng thực
Nếu bạn không muốn phải trải nghiệm cảm giác trả lời cho câu hỏi làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm thì hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa dưới đây:

- Thường xuyên rửa tay: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến thực phẩm.
- Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
- Tránh để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá 2 giờ.
- Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.
- Vệ sinh dụng cụ trước và sau khi chế biến thức ăn
- Khi ăn ở ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết luận
Trên đây là câu trả lời làm thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm mà TIMGIATOT.vn đưa ra. Tình trạng trúng thực có thể xảy ra với bất cứ ai, do đó bạn hãy trang bị cho mình cách sơ cứu để có thể nhanh chóng giúp đỡ bản thân hoặc ai đó khi cần thiết nhé.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào xoay quanh vấn đề này, hãy truy cập ngay website hoặc Fanpage của chúng tôi để được giải đáp. Ngoài ra, TIMGIATOT.vn còn là một trang chuyên cung cấp thông tin mới nhất về mọi chủ đề từ đồ gia dụng, điện máy đến sức khỏe – làm đẹp và du lịch.