Sàn thương mại Amazon đang dần trở thành một thị trường mua sắm lớn trên toàn thế giới. Không ít người cũng đang dần chuyển hướng sang sử dụng Amazon để kinh doanh.Vậy bán hàng trên Amazon có khó không? Làm sao để khắc phục những nhược điểm của website này? TIMGIATOT.vn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi ấy trong bài viết hôm nay!
Tìm hiểu chung về sàn thương mại Amazon
Amazon là website buôn bán điện tử nổi tiếng và đứng đầu thế giới. Mỗi ngày, lưu lượng truy cập sàn thương mại này có thể đạt đến cả triệu lượt. Amazon có mặt ở nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Mỹ,…. Hiện nay, Amazon đang hoạt động tại 18 thị trường lớn, hơn 185 quốc gia. Điều đó đem đến một tệp khách hàng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho người bán hàng.
Cũng giống như cách sử dụng một số sàn thương mại điện tử khác, người bán trên Amazon chỉ việc đăng tải thông tin mặt hàng. Amazon sẽ chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng và chuyển tiền cho người kinh doanh khi có khách hàng. Ngoài ra, website này còn cho phép bạn không cần có sản phẩm trong tay mà vẫn bán được hàng bằng các hình thức như FBA, Amazon Affiliate.
Bán hàng trên Amazon có khó không?
Chính vì sự phủ sóng rộng trên nhiều khu vực, tệp khách hàng khổng lồ nên nhiều người đặt câu hỏi: “Bán hàng trên Amazon có khó không?”’. Việc trả lời về bán hàng qua Amazon khó không còn tùy thuộc vào khả năng bán hàng cũng như điều kiện của mỗi cá nhân. Vì vậy, TIMGIATOT.vn sẽ đem đến cho bạn các khía cạnh về ưu và nhược điểm của Amazon để bạn có câu trả lời đúng đắn nhất cho câu hỏi này.
Ưu điểm
Nếu chỉ dựa vào những ưu điểm của Amazon thì chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi: “Bán hàng trên Amazon có khó không?” sẽ là Không. Amazon đem lại rất nhiều lợi ích cho người kinh doanh, tạo điều kiện để bạn phát triển bền vững mặt hàng. Sau đây là một số ưu điểm khiến bạn không nên bỏ qua việc kinh doanh trên Amazon:
- Tệp khách hàng lớn: Mỗi tháng, trang thương mại điện tử Amazon có khoảng 2 tỷ lượt truy cập và 200 triệu lượt mua hàng. Khách hàng của Amazon đến từ đa quốc gia. Khách hàng khi mua hàng trên Amazon đều có nhu cầu mua cụ thể và dễ dàng tìm hàng bằng những từ khóa. Tất cả những điều ấy rất có lợi cho những người mới bắt đầu kinh doanh trên Amazon. Bạn không cần vất vả đi tìm khách hàng mà có thể ngay lập tức có đơn hàng nếu mặt hàng của bạn đủ thu hút người mua.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí: Amazon cho phép bạn đăng tối đa 40 mặt hàng miễn phí và bạn chỉ cần trả phí khi bán được hàng. Còn nếu bạn đăng nhiều hơn 40 sản phẩm, bạn phải trả phí rất nhỏ và không bị mất phí khi có đơn hàng. Hơn nữa, Amazon còn đảm nhận trách nhiệm vận chuyển, lưu trữ hàng trong kho ( hình thức FBA), giúp bạn tiết kiệm thời gian đến mức tối đa và giảm những chi phí phát sinh.
- Khách hàng tin tưởng Amazon: Người mua luôn có sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm trên sàn thương mại này và sẵn sàng mua hàng. Amazon tăng cường những chính sách cải thiện trải nghiệm khách hàng, vì thể bạn sẽ được hỗ trợ về việc chăm sóc khách hàng.
- Giao diện dễ dùng, tiện lợi: Giao diện của Amazon rất dễ nhìn, có hướng dẫn các bước rõ ràng. Đặc biệt hơn, bạn có thể truy cập vào website ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị có kết nối mạng.
Nhược điểm
Bên cạnh đó, bán hàng qua Amazon cũng có những nhược điểm bạn có thể mắc phải khi bắt đầu bán hàng. Những rủi ro bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng website này là:
- Cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu: Thị trường rộng vừa là ưu điểm vượt bậc, vừa là một rủi ro cao với mỗi người kinh doanh. Càng nhiều người bán hàng trên thị trường này, độ cạnh tranh càng gắt gao. Nếu bạn không có sự cải thiện về ý tưởng, chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, chắc chắn bạn sẽ không thể duy trì bán hàng qua Amazon.
- Sản phẩm bị dính bản quyền: Đa số các mặt hàng trước khi được bày bán trên website đều phải đăng kí bản quyền với Amazon trước đó. Nếu bạn không tìm hiểu kĩ về điều ấy, sản phẩm của bạn sẽ có khả năng cao bị cấm bán, hoặc thậm chí bị khóa tài khoản.
- Nguy cơ bị đối thủ sao chép: Trái lại, bạn sẽ có khả năng bị đối thủ sao chép thương hiệu cá nhân, sau đó bán với giá rẻ hơn. Mặc dù Amazon đã khắt khe hơn trong việc vi phạm bản quyền, tuy nhiên vẫn không thể “tiêu diệt” triệt để việc sao chép sản phẩm, thương hiệu.
- Sản phẩm có thể bị Hijack: Việc này dễ xảy ra với những công ty không đăng kí bản quyền thương hiệu. Khi đó, bạn sẽ bị đối thủ lấy sản phẩm đang bán chạy của bạn để kinh doanh. Điều này gây nên thất thu lớn, ảnh hưởng đến danh tiếng và chất lượng sản phẩm công ty người đang kinh doanh.
- Không thể duy trì bán hàng do chưa hiểu các loại phí: Khi bạn chấp nhận kinh doanh qua Amazon, bạn phải chi trả những khoản phí phát sinh như: Phí duy trì tài khoản hàng tháng, phí chạy quảng cáo, phí FBA, thuế,…. Bạn sẽ không duy trì được thương hiệu và bán hàng trên thị trường này nếu không đóng đủ tất cả các loại phí.
- Tài khoản bị khóa: Nếu có báo cáo về chất lượng sản phẩm kém chất lượng, đăng sai thông tin mặt hàng, doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng bị khóa tài khoản. Sản phẩm trong kho sẽ không đẩy đi được, khả năng thu hồi vốn thấp. Hơn nữa, bạn sẽ không thể đăng kí kinh doanh lại trên Amazon. Việc bị khóa tài khoản cũng có thể do khách hàng phản ánh, hoặc những đối thủ cạnh tranh “chơi xấu” báo cáo sai.
- Rủi ro bán hàng theo xu hướng: Bán hàng theo xu hướng (trend) sẽ đem lại lợi nhận ngay trước mắt. Tuy nhiên, khi xu hướng sản phẩm giảm, đồng nghĩa với số hàng tồn kho nhiều hơn, gây gánh nặng về chi phí giữ hàng.
Cách giúp bạn giảm rủi ro khi bán hàng qua Amazon
Như vậy, TIMGIATOT.vn sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc: “Bán hàng trên Amazon có khó không?”. Bên cạnh đó, điều các doanh nghiệp mong đợi nhất là thu được nhiều lợi nhuận, giảm rủi ro bán hàng. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ một số bí kíp giảm thiểu thua lỗ khi bán hàng qua Amazon.
Tuân thủ các điều khoản của Amazon
Amazon đưa ra rất nhiều những điều khoản cho người bán hàng để bảo đảm chất lượng trên nền tảng của mình. Để tài khoản không bị khóa bất ngờ, bạn cần tuân thủ tất cả các quy định của Amazon, tránh mắc phải những lỗi cơ bản sau:
- Về vấn đề chăm sóc khách hàng: Không trả lời khách hàng trong 24 giờ; Hỏi thông tin cá nhân người mua qua bên thứ 3; Đe dọa/ hối lộ khách hàng để xóa đánh giá xấu.
- Về việc listing sản phẩm: Sai kích cỡ ảnh, mô tả mặt hàng, tiêu đề chứa từ nhạy cảm, bị cấm, dùng kí hiệu đặc biệt,…
Chuẩn bị đầy đủ chi phí trước khi bán hàng
So với các sàn thương mại điện tử như Shoppe, Lazada, Amazon có các khoản chi phí cố định và sẽ cao hơn để duy trì tài khoản, bởi đây là sàn thương mại đa quốc gia. Doanh nghiệp nên chuẩn bị các loại phí sau để không gặp những rủi ro bán hàng:
- Phí quảng cáo: Đây là phí không bắt buộc. Tuy nhiên, để kinh doanh hiệu quả, đưa sản phẩm của bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn, bạn nên dùng dịch vụ này.
- Phí tài khoản: Có 2 loại tài khoản Amazon đưa ra là bán hàng cơ bản và bán hàng chuyên nghiệp. Với tài khoản bán hàng cơ bản sẽ không mất phí duy trì, nhưng Amazon sẽ thu 0.99$ cho mỗi sản phẩm. Còn với tài khoản chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần chi 39.99$ mỗi tháng.
- Phí vận chuyển
- Phí FBA: phí lưu kho, đóng gói sản phẩm, chăm sóc, vận chuyển hàng nhanh đến tay người tiêu dùng.
- Một số phí phát sinh: phí giấy tờ, thủ tục,…
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu thêm về cách nhận tiền, cách thức bán hàng,… ở bài viết về bán hàng trên Amazon mà TIMGIATOT.vn đã chia sẻ với bạn.
Kết luận
Qua những lý giải chi tiết về vấn đề bán hàng trên Amazon có khó không, TIMGIATOT.vn hi vọng bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Trước khi bắt đầu bán mặt hàng nào, bạn cũng nên hiểu rõ về thị trường mình sẽ “dấn thân” vào để không gặp vấn đề thua lỗ đáng tiếc nhé!
Bên cạnh đó, TIMGIATOT.vn còn chia sẻ vô vàn thông tin bổ ích, mẹo vặt cuộc sống, kiến thức tài chính… giải đáp các thắc mắc của bạn. Bạn hãy nhanh tay truy cập website và Fanpage TIMGIATOT.vn để đọc thêm các thông tin hữu ích khác.